Hình ảnh một con ông mật hút mật từ hoa Oải hương. Nguồn: AAP / SOPA Images/Sipa USA

 

Loài ong gắn kết với mọi cuộc sống trên trái đất và các cuộc nghiên cứu mới tiết lộ thêm về tính chất của chúng. Một nghiên cứu tại Úc cho thấy loài ong có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác chỉ trong một giây ngắn ngủi. Những nhà nghiên cứu cho rằng, đặc tính nầy không chỉ nâng cao sự hiểu biết về não bộ của loại côn trùng nầy, mà còn cung cấp một kiểu mẫu cho các kỹ thuật tân tiến, như các người máy tự động và trí tuệ nhân tạo.

 

Những con ong này không chỉ thụ phấn cho hoa trong một tiến trình cần thiết cho sự sống trên trái đất và kết quả là tạo ra mật ong ngon lành.

 

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, họ cũng đang làm điều đó bằng cách sử dụng hành vi ra quyết định phức tạp.

 

Giáo sư Andrew Barron từ Trường Khoa học Tự nhiên của Đại học Macquarie, đã nghiên cứu cách ong mật đưa ra quyết định và nói rằng, những gì chúng tìm thấy là đơn giản nhưng quả là thiên tài.

Giáo sư Andrew Barron nói "Vì vậy, sinh học của toàn bộ con ong phụ thuộc vào việc nó tìm ra những giọt mật hoa ẩn nhỏ trong hoa, nó phải xác định loài hoa nào có khả năng mang lại phần thưởng đó nhất".

"Điều đó có nghĩa là, đánh giá những thay đổi nhỏ về màu sắc và mùi vị, vốn có thể là kết cấu của những bông hoa để có thể làm điều đó".

"Nó làm cho những đánh giá này, theo nghĩa đen một cách nhanh chóng nhưng đó là một nhiệm vụ phức tạp".

"Chúng tôi biết loại ong rất giỏi về chuyện đó, vì chúng rất hiệu quả trong việc thu hoạch mật hoa".

"Chúng ta tận hưởng những sản phẩm lao động của chúng vì có được mật ong".

"Nhưng chúng tôi muốn hiểu, làm thế nào họ có thể giỏi trong những quyết định rất phức tạp, rất nhanh chóng này".

 

Trong khi đó các nhà nghiên cứu từ Đại học Macquarie ở Sydney và Đại học Sheffield ở Vương quốc Anh, đã sử dụng một lãnh vực hoa nhân tạo có kiểm soát và huấn luyện 20 con ong, để nhận ra màu nào cung cấp mật hoa.

 

Bằng cách thay đổi cách điều khiển và quay phim những con ong từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể làm sáng tỏ thêm về cách chúng quyết định những bông hoa nào sẽ hạ cánh.

Giáo sư Andrew Barron nói "Vì vậy chúng tôi có thể tái tạo lại toàn bộ đường bay theo ba chiều, điều đó có nghĩa là với độ chính xác từng mili giây, chúng ta có thể tái tạo lại mili giây theo mili giây, đường bay của ong và các quyết định chúng đưa ra, cũng như khi chúng đưa ra quyết định".

"Điều đó cho thấy rằn,g những con ong đang làm một điều khá đáng chú ý, đó là chúng thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn nhiều so với chúng ta nghĩ”.

 

Trong khi đó các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu những con ong tự tin là một bông hoa có thức ăn, chúng sẽ quyết định hạ cánh trên đó trong trung bình 0,6 giây.

 

Nếu chắc chắn rằng bông hoa không có thức ăn, chúng quyết định không hạ cánh trên đó cũng nhanh với thời gian gần như vậy.

 

Nếu chúng không chắc chắn, những con ong mất trung bình 1,4 giây để quyết định.

 

Giáo sư Andrew Barron nói "Những con ong dường như đang thực hiện một chiến lược, vừa đơn giản vừa thiên tài".

"Những gì chúng đang làm là chúng xử lý quyết định hạ cánh trên một bông hoa, hoàn toàn khác với quyết định từ chối một bông hoa và tiếp tục bay".

"Chúng chỉ đáp xuống một bông hoa nếu trong nháy mắt, chúng đánh giá bằng chứng và tự tin trong nháy mắt rằng, bông hoa đó sẽ cung cấp mật hoa".

"Bây giờ điều đó có nghĩa là sẽ phạm sai lầm, sẽ có những bông hoa chúng sẽ bỏ lỡ".

"Nhưng điều đó có nghĩa là, tất cả nỗ lực của chúng đều tập trung vào những bông hoa có khả năng tuyệt đối lớn nhất, với bằng chứng tốt nhất và cơ hội tốt nhất để gặt hái phần thưởng đó”.

“Tìm hiểu những điều này về bộ não của ong, cách não chúng hoạt động, cách chúng cư xử, điều này sẽ giúp chúng ta quản lý ong tốt hơn, tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe của ong và phúc lợi của chúng”.

 

Được biết tiến trình ra quyết định của ong cũng phải cân nhắc về các nguy cơ bị tấn công ở trên không, cũng như sự tấn công từ loại nhện và những loài săn mồi khác, khi chúng hạ cánh để kiếm ăn.

 

Giáo sư Barron mô tả, chiến lược của loài ong là "nhanh, chính xác và không thích rủi ro".

 

Ông nói "Điều lớn nhất nổi bật, là những con ong dường như đang phá vỡ những gì chúng ta nghĩ, về một quy luật tâm sinh lý căn bản".

"Vì vậy,những gì chúng ta đã quen thuộc là các quyết định chính xác cần có thời gian, bởi vì để đưa ra quyết định chính xác, bạn cần thu thập tất cả thông tin để có thể làm đúng".

"Những con ong đã nhanh hơn với những quyết định chính xác hơn, là với những lựa chọn sai lầm, chúng cũng không thích rủi ro".

"Vì vậy có nhiều khía cạnh làm cho hành vi của chúng thực sự thông minh, nhanh chóng, chính xác và không thích rủi ro".

"Đó không phải là loại hành vi mà chúng ta mong đợi sẽ thấy, ở một con vật có bộ não nhỏ bé và nhỏ bé đến như vậy”.

 

Được biết não bộ của ong mật có kích thước bằng hạt mè, chỉ có 960 ngàn tế bào thần kinh.

 

Để so sánh, thì bộ não con người có 86 tỷ tế bào thần kinh.

 

Nghiên cứu này làm sáng tỏ hành vi của ong và nâng cao hiểu biết của chúng ta, về sự tiến hóa não bộ của con người.

 

Thế nhưng điều đó cũng được xây dựng dựa trên một cơ quan nghiên cứu xem xét những con ong, để thông báo cho việc thiết kế công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo và robot hoạt động độc lập.

 

Giáo sư Adrian Dyer từ Đại học Monash, đã dẫn đầu một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, con ong có thể làm các phép toán đơn giản, bao gồm cộng và trừ.

Giáo sư Adrian Dyer nói "Vì vậy, điểm thực sự lớn là kích thước của bộ não và ong mật có bộ não khoảng 960 ngàn tế bào thần kinh, như vậy nó nhỏ hơn 0,01% kích thước bộ não của chúng ta".

"Điều đó có nghĩa là, bạn không cần phải có một bộ xử lý lớn để kích hoạt các giải pháp này".

"Một khi biết điều đó, chúng ta có thể bắt đầu xem xét cách thu nhỏ các hệ thống. Và các hệ thống thu nhỏ thường đi kèm với hiệu quả năng lượng”.

 

Ông nói rằng nghiên cứu cho thấy, bạn không cần một bộ não lớn để đưa ra quyết định phức tạp.

Ông nói "Vì vậy để so sánh, lần đầu tiên tôi sử dụng điện thoại di động là vào cuối những năm 80, nó có kích thước của một chiếc cặp và nó nuốt năng lượng pin, như bạn không thể tin được".

"Nhưng rồi mọi người nghĩ về cách thu nhỏ mọi thứ, làm thế nào để làm cho mọi thứ mạnh mẽ hơn, bây giờ chúng ta có những chiếc điện thoại hết sức tuyệt vời nằm gọn trong túi của bạn".

"Do đó, tất cả đều đến từ việc xem xét các nguyên tắc thiết kế khác nhau”

 

Được biết nhóm nghiên cứu mới nhất này, đã xây dựng một mô hình máy tính, sao chép quá trình ra quyết định của loài ong của chính họ.

 

Họ nhận thấy, cấu trúc của mô hình máy tính trông rất giống với bố cục vật lý của bộ não ong.

 

Các chuyên gia A-I cho biết, những nguyên tắc thiết kế này đang được nghiên cứu và áp dụng vào công nghệ để sử dụng trong chăm sóc người già, nông nghiệp, xe tự lái, vũ khí và thậm chí cả robot làm sạch cầu cảng Sydney.

 

Trong khi đó, ông Yi Zhang, từ Viện A-I Úc tại Đại học Công nghệ Sydney cho biết, thiên nhiên từ lâu đã cung cấp các mô hình cho sự phát triển của các công nghệ này.

 

Ông Yi Zhang nói “Họ cố gắng học hỏi từ động vật, để xem bộ não động vật hoạt động như thế nào, chúng ra quyết định như thế nào trong một số tình huống nhất định, nếu máy móc có thể học mọi thứ, hoặc theo loại mô hình đó ở động vật".

"Vì vậy trong tương lai, tôi tin rằng máy móc có thể làm những điều tương tự như con người, bởi vì bộ não con người phức tạp hơn nhiều so với động vật".

"Nhưng chúng ta làm những việc đơn giản trước, sau đó mới làm một số việc phức tạp sau”.

 

Và giáo sư Andrew Barron cho biết, nghiên cứu này hoạt động ở nhiều cấp độ.

Ông nói “Vì vậy nếu chúng ta có bất kỳ hệ thống robot hoặc A I nào, mà chúng ta có thể muốn đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác và không thích rủi ro, chúng ta đã có một khung tính toán có thể cung cấp điều đó và đó là một ứng dụng. Đối với tôi, đặc biệt là mặc dù mối quan tâm của tôi là sinh học của ong, sinh học thần kinh của ong".

"Tìm hiểu những điều này về bộ não của ong, cách não chúng hoạt động, cách chúng cư xử, điều này sẽ giúp chúng ta quản lý ong tốt hơn, tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe của ong và phúc lợi của chúng”.

 

Được biết nghiên cứu nói trên đã được công bố trên tạp chí khoa học có tên là eLife.