Cảnh sát chạy đến Tòa Nghị Viện Tiểu Bang Victoria vì hình vẻ bẩn ở mặt tiền toàn nhà. Nguồn: AAP

 

AUSTRALIA - Chính phủ Victoria đã giới thiệu luật mang tính bước ngoặt đến quốc hội, để cấm trưng bày công khai hình chữ thập ngoặc của Đức Quốc xã. Sau khi dự luật được thông qua thành công, một chiến dịch giáo dục đã được lên kế hoạch, để thông báo cho công chúng về sự khác biệt rõ rệt, giữa biểu tượng căm thù của Đức Quốc xã và biểu tượng trông tương tự, có ý nghĩa văn hóa đối với những người theo đạo Phật, đạo Hindu và đạo Jain.

 

Tiểu bang Victoria sẽ trở thành cơ quan tài phán đầu tiên của Úc, cấm trưng bày công khai hình chữ vạn của Đức Quốc xã.

 

Chính phủ Victoria đã đưa ra một dự luật cho quốc hội vào ngày hôm qua 11 tháng 5, theo đó việc một người cố tình hiển thị biểu tượng căm thù ở nơi công cộng, sẽ trở thành tội hình sự

 

Dự luật dự trù ​​sẽ được thông qua, với sự ủng hộ của hai đảng phái.

 

Bộ trưởng Tư pháp Victoria, bà Jaclyn Symes, nói rằng chữ Vạn của Đức Quốc xã gây ra tổn hại đáng kể, cho các thành viên của cộng đồng Do Thái của tiểu bang.

Bà nói “Chúng tôi biết đây là biểu tượng của sự thù ghét và chia rẽ".

"Nó thúc đẩy chủ nghĩa bài Do Thái và sự căm ghét đối với nhiều cộng đồng".

"Nó vô cùng nguy hại và gây tổn hại với thông điệp mà nó gửi đi”.

 

Một người cố tình trưng bày biểu tượng chữ vạn ngược của Đức Quốc Xã có thể bị tù đến 12 tháng, phạt vạ 22 ngàn đô la hoặc cả hai hình phạt.

 

Bà Jaclyn Symes nói “Có những ngoại lệ thích hợp cho viện bảo tàng, giáo dục, phim lịch sử v.v".

"Chúng tôi đã gặp một số khó khăn khi áp dụng điều này cho các diễn đàn trực tuyến và vì vậy nó sẽ không áp dụng cho việc xuất bản trực tuyến".

"Ngoài ra, chúng tôi cũng có khả năng tiếp tục kinh doanh các kỷ vật, nhưng bạn sẽ phải che biểu tượng, nếu nó được hiển thị công khai”.

 

Trong khi đó Chủ tịch Ủy ban Chống phỉ báng, Dvir Abramovich kêu gọi, tất cả các lãnh vực pháp lý của Úc cấm việc hiển thị công khai chữ Vạn của Đức Quốc xã, trong 5 năm qua.

 

Ông nói rằng, chính phủ Victoria đang thực hiện một bước đầu tiên gây nhiều ấn tượng.

Ông nói “Đây là một giây phút phấn khởi và chiến thắng đối với mọi người dân Victoria".

"Và đó là một cú đánh sấm sét vào đám gây rối của phong trào tân Quốc xã ở Victoria, những kẻ không muốn gì hơn là đưa những người như mình vào phòng hơi ngạt”.

 

Được biết Nhóm An ninh Cộng đồng đã ghi nhận, một mức gia tăng là 38% các vụ bài Do Thái trên khắp nước Úc trong năm qua.

 

Ông Abramovich nói rằng, ở Victoria có một ‘đại dịch’ chữ thập ngoặc của Đức Quốc xã.

Ông nói “Không một ngày nào mà chúng tôi không thấy đó là hình vẽ bậy, hoặc chúng tôi nhìn thấy nó trực tuyến, hoặc chúng tôi thấy nó được gửi qua thư rừ hoặc qua email".

"Tân Quốc Xã đã vũ khí hóa chữ Vạn của Đức quốc xã và cho một người sống sót sau Holocaust nhìn thấy hình chữ thập ngoặc, hình vẽ trên tường của Đức Quốc xã, và sự phá hoại đe dọa như đối mặt với một khẩu súng”.

 

Trong khi đó New South Wales đang chuẩn bị luật lệ của riêng mình, sau khi vấn đề được một cuộc điều trần tại quốc hội hồi tháng Hai, đã đồng ý đề nghị.

 

Ông Abramovich hy vọng sự thay đổi lập pháp ở Victoria, sẽ thúc đẩy hành động ở những nơi khác.

Ông nói “Đây là thời điểm hiện tại, cho dù đó là chính phủ Tự do hay sẽ trở thành chính phủ Lao động, họ cần phải vào cuộc và đồng hồ đang điểm từng giây từng phút”.

 

Còn Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Do Thái Victoria, ông Daniel Aghion tin rằng, luật này được sự ủng hộ rộng rãi.

Ông nói “Một ​​cuộc khảo sát gần đây của Gandel Holocaust cho thấy 80% dân số nói chung, ủng hộ việc cấm các biểu tượng thù hận của Đức Quốc xã”.

 

Được biết biểu tượng chữ Vạn trong tiếng Phạn, có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử đối với cộng đồng tín ngưỡng Phật giáo, Ấn Độ giáo và đạo Jain.

 

Đạo Jain hay Kỳ Na giáo, là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Kinh Vệ-đà.

 

Đây là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới Kỳ Na giáo do Mahavir (559 TCN - 527 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ, gần như là cùng thời với Phật giáo.

 

Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn.

 

Trong một thời gian dài Kỳ Na là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ.

Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hindu và đạo Hồi.

 

Đây là tôn giáo thiểu số ở Ấn Độ với 4,2 triệu tín đồ, và có một số nhóm nhỏ di cư đến Bỉ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, và Hoa Kỳ.

 

Tín đồ Kì-na giáo có trình độ biết chữ cao nhất trong bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác ở Ấn Độ chiếm 94,1%, và các thư viện bản thảo của họ là cổ nhất ở đất nước này.

 

Trong khi đó Bộ Trưởng Tư Pháp Victoria nhìn nhận rằng, chữ Vạn thuận chiều là một biểu tượng hết sức quan trọng trong niềm tin tôn giáo.

 

Bà nói “Họ trưng bày trong nhà của họ, trong đền thờ, trong xe hơi của họ và mặc quần áo có biểu tượng này".

"Luật pháp quy định rất rõ ràng rằng, biểu tượng đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi luật này”.

 

Được biết đại diện của các tín ngưỡng Phật giáo, Ấn Độ giáo, Jain và Do Thái, đã được lấy ý kiến ​​về dự luật.

 

Ông Daniel Aghion tin rằng, một cách tiếp cận hợp tác và đa văn hóa, đã dẫn đến một kết quả tốt đẹp.

Ông Daniel Aghion nói “Chúng tôi nghĩ rằng đạo luật này tạo ra sự cân bằng công bằng, giữa việc cấm một biểu tượng là biểu tượng của sự căm thù được thiết kế để tạo ra sự sợ hãi trong cộng đồng Do Thái trong cộng đồng nói chung một mặt, và mặt khác, quyền của những nhóm tín ngưỡng và văn hóa đó để thực hành tôn giáo của họ một cách tự hào và an toàn, cũng như để thể hiện các biểu tượng của họ”.

 

Được biết đạo luật sẽ có hiệu lực một năm sau khi được thông qua, để có thời gian cho một chiến dịch giáo dục cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của biểu tượng đối với cộng đồng Phật giáo, Ấn Độ giáo và đạo Jain, cũng như sự khác biệt của nó với chữ Vạn ngược của Đức Quốc xã.

Bà Jaclyn Symes nói "Đôi khi nhiều người nhầm lẫn biểu tượng của họ, với biểu tượng căm thù của Đức Quốc xã và họ phải giải thích cho hàng xóm hoặc bạn bè của họ rằng, 'Không, không, đây là của chúng ta.'

"Vì vậy, họ thực sự ủng hộ chiến dịch tổng thể này, cho các nhóm tôn giáo của họ”.

 

Bộ Trưởng Tư Pháp cũng cho biết, trong tương lai đạo luật có thể được nới rộng để bao gồm cả các biểu tượng thù hận khác, chẳng hạn như Tia Chớp của đơn vị Mật Vụ SS của Đức Quốc Xã.

 

Bà nói “Chúng tôi xem xét mọi thứ theo từng trường hợp cụ thể và tôi đoán, chúng ta sẽ xem luật này diễn ra như thế nào".

"Thế nhưng nếu mọi người bắt đầu quay sang các biểu tượng thù địch khác để lách luật, để tiếp tục cố gắng và gây ra sự căm ghét và sự phân chia, đó là điều chắc chắn sẽ được xem xét”.

 

Dự luật sẽ được thảo luận tại quốc hội Victoria vào tuần tới.