Source: Getty Images/FatCamera
Đại dịch COVID-19 đang làm gián đoạn nghiêm trọng cuộc sống của gần 97.000 người giữ bridging visa tại Úc. Họ không thể nhận được các gói hỗ trợ của chính phủ liên bang.
Các số liệu mới nhất của Nha thống kê Úc ABS tiết lộ rằng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 6.2%, mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng một phương pháp tính toán khác sẽ đưa r con số còn lớn hơn.
Hội đồng Tị nạn Úc, cùng với 186 tổ chức liên kết, đang kêu gọi chính phủ thực hiện các chương trình hỗ trợ căn bản cho những người có visa tạm trú gặp khó khăn bao gồm sinh viên quốc tế, người tầm trú, lao động nhập cư tạm thời và người tị nạn.
CEO của Hội đồng tị nạn Úc là Paul Power.
“Từ giữa tháng ba, hàng chục ngàn người đã mất công việc mà trước đây họ đã làm. Bây giờ họ không có thu nhập và chúng tôi lo ngại rằng trong nhóm này, có ít nhất 16.000 trẻ em từ các gia đình không nhận được hỗ trợ của chính phủ và không có một thu nhập nào.”
Ông Power cho biết dựa trên số liệu mới nhất của chính phủ, trong số gần 97.000 người có visa chờ hay còn gọi là bridging visa, khoảng 12.000 người tầm trú đến Úc bằng thuyền vào năm 2012 vẫn đang chờ quyết định cuối cùng về tình trạng tị nạn của họ. Việc này sẽ cho biết họ có đủ điều kiện nhận hỗ trợ của chính phủ hay không.
Các số liệu mới nhất của Nha thống kê Úc ABS tiết lộ rằng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 6.2%, mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng một phương pháp tính toán khác sẽ đưa ra con số còn lớn hơn.
Hội đồng Tị nạn Úc, cùng với 186 tổ chức liên kết, đang kêu gọi chính phủ thực hiện các chương trình hỗ trợ căn bản cho những người có visa tạm trú gặp khó khăn bao gồm sinh viên quốc tế, người tầm trú, lao động nhập cư tạm thời và người tị nạn.
CEO của Hội đồng tị nạn Úc là Paul Power.
“Từ giữa tháng ba, hàng chục ngàn người đã mất công việc mà trước đây họ đã làm".
“Bây giờ họ không có thu nhập và chúng tôi lo ngại rằng trong nhóm này, có ít nhất 16.000 trẻ em từ các gia đình không nhận được hỗ trợ của chính phủ và không có một thu nhập nào”.
Ông Power cho biết dựa trên số liệu mới nhất của chính phủ, trong số gần 97.000 người có visa chờ hay còn gọi là bridging visa, khoảng 12.000 người tầm trú đến Úc bằng thuyền vào năm 2012 vẫn đang chờ quyết định cuối cùng về tình trạng tị nạn của họ. Việc này sẽ cho biết họ có đủ điều kiện nhận hỗ trợ của chính phủ hay không.
“Phần lớn những người đang xin tị nạn và xin bridging visa không có quyền truy cập vào các chương trình hỗ trợ tài chính của chính phủ. Hầu hết trong số này đã sống chật vật bằng cách nào đó trước đại dịch COVID-19. Rõ ràng rất khó khăn đối với những người có thị thực ngắn hạn duy trì công việc. Chủ nhân của họ, những người thuê mướn lao động lo lắng về việc liệu họ có được tư cách pháp lý phù hợp để làm việc hay không”.
Ansary Muhammed, nhà điều hành của tổ chức Brothers In Need tại Queensland, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi các nhân viên hỗ trợ cộng đồng Hồi giáo, đã hợp tác với Quỹ từ thiện và viện trợ Hồi giáo Úc để hỗ trợ những người không thể kiếm sống, nhiều người trong số này là sinh viên và tài xế Uber.
Ông nói rằng một số trường học cũng đang giúp đỡ bằng cách miễn phí tiền học cho các gia đình đang gặp khó khăn.
“Thông thường, trong các gia đình này luôn luôn có một người vợ hoặc một đứa trẻ đi cùng khi họ đến Úc học hoặc làm việc ở đây với bridging visa. Rất nhiều người trong số họ là gia đình Ấn Độ, gia đình Pakistan, người Bangladesh, Nam Mỹ.”
Tổ chức trợ giúp pháp lý Legal Aid New South Wales đã chứng kiến một sự gia tăng lớn về nhu cầu hỗ trợ tư pháp. Katie Wrigley, một luật sư thâm niên về vấn đề nhập cư, nói rằng những người có thị thực chờ - bridging visa có quyền lợi hạn chế.
“Một người giữ bridging visa có thể hoặc không có quyền làm việc tại Úc, điều này thường phụ thuộc vào lịch sử nhập cư trước đây của họ".
“Nếu họ có quyền làm việc tại Úc, họ có thể sử dụng Medicare trong thời gian chờ đợi đơn xin thị thực được cứu xét; nhưng không ai giữ bridging visa có quyền truy cập vào các khoản thanh toán phúc lợi của Centrelink. Do đó họ không có Job Seeker, Job Keeper, không có quyền lợi gì hết”.
Chính phủ liên bang đang cho phép những người có thị thực chờ, tức là bridging visa có thể truy cập tới 10.000 đô la tiền hưu bổng của họ, không bị đánh thuế trong năm tài chính 2019 đến 2020.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ cung cấp các khoản thanh toán ngắn hạn thông qua Dịch vụ Hỗ trợ cho những người giữ Bridging Visa E gọi là Status Resolution Support Services, những người mới được thả ra khỏi trung tâm giam giữ người tị nạn hoặc sống trong cộng đồng dưới các chương trình hỗ trợ cho người tị nạn. Tuy nhiên, ông Power lo ngại rằng nhiều người có bridging visa không thể nhận được hỗ trợ từ chương trình này.
“Đây là chương trình hỗ trợ tài chính duy nhất cho những người tị nạn với các khoản thanh toán thấp hơn bất kỳ phúc lợi nào của Centrelink, thông qua Dịch vụ hỗ trợ Status Resolution Support Services – gọi tắt là SRSS. Chương trình này được Bộ Nội vụ và các tổ chức phi chính phủ khác điều hành nhưng Bộ nội vụ kiểm soát rất chặt chẽ".
“Trong vài năm qua, họ thực sự đã loại trừ nhiều trường hợp đến mức hiện có ít hơn 5.000 trong số 96.000 hoặc 97.000 người xin tị nạn nhận được hỗ trợ”.
Nhiều người không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào quyên góp từ thiện. Ông Power cho biết gần 200 cơ quan thiện nguyện đã báo cáo họ nhận được gấp đôi hoặc gấp ba số cuộc gọi nhờ được giúp đỡ.
Dịch vụ hỗ trợ định cư Settlement Services International, một tổ chức cộng đồng và doanh nghiệp xã hội hỗ trợ người tị nạn và người tầm trú ở New South Wales, với các hoạt động ở Victoria và Queensland, đã bị ngập trong nhiều lời kêu cứu.
“Thông qua các dịch vụ tiếp cận cộng đồng mà Settlement Services International cung cấp, chúng tôi nghe được rằng nhiều người đã làm việc trong 8 năm, đã đóng thuế, đột nhiên không có quyền nhận được hỗ trợ của chính phủ Úc”.
Ông Power nói rằng các tổ chức từ thiện đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cao ở các vùng như Auburn, Blacktown, Liverpool ở Sydney và Dandenong ở Melbourne, nơi tập trung nhiều người tị nạn và người tầm trú.
“Hầu như mọi người không thể sống sót chỉ nhờ vào hỗ trợ từ thiện khi họ không có thu nhập để mua thực phẩm, trả tiền thuê nhà, quần áo, chăm sóc y tế, điện nước, và tất cả các nhu cầu căn bản. Đây là một thách thức lớn và đáng buồn khi tình trạng này đang trở nên tồi tệ hơn từng tuần. Bởi vì những người này đã mất việc vào tháng 3 và các khoản tiết kiệm đã cạn kiệt”.
Tổ chức Hỗ trợ Định cư, còn được gọi là SSI, gần đây đã thực hiện một cuộc khảo sát gần 500 người tạm trú ở New South Wales và thấy rằng 62% người có thị thực tạm thời tìm đến dịch vụ của họ không đủ tiền lo được cả bữa ăn.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 79% trong số họ đã dựa vào các khoản vay nợ từ bạn bè và các thành viên khác trong cộng đồng”.
Greg Benson nói rằng SSI đã thành lập một văn phòng phân phối các gói thực phẩm cho các cá nhân và gia đình tị nạn. Ông khuyến khích cộng đồng rộng lớn hơn quyên góp các gói chăm sóc 20 đô la và 50 đô la để giúp đỡ người nghèo khó.
“Sự hỗ trợ này cho phép họ có thể sống qua ngày và con cái họ có quần áo mặc khi mùa đông đến”.
Bà Katie Wrigley nói rằng nhiều người có bridging visa rất mong muốn tìm hiểu cách họ có thể ở lại Úc hợp pháp khi không thể trở về quê hương do chính phủ đóng cửa biên giới và chi phí đi lại quá đắt đỏ.
“Chúng tôi đại diện pháp lý cho tình trạng nhập cư của họ. Điều chúng tôi hỗ trợ họ là đảm bảo rằng visa của họ được xử lý nhanh nhất có thể, để sau đó họ có thể đủ điều kiện nhận hỗ trợ của Centrelink”.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học New South Wales, Settlement Services International, Hội chữ thập đỏ và Đại học Melbourne cho thấy những người có thị thực không an toàn trải qua các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và trầm cảm cao hơn so với những người có thị thực. Nhóm này cũng có nguy cơ tự tử cao gấp hai lần.
Muhammed nói tổ chức Brothers In Need đã nhận được sự giới thiệu từ các bác sĩ gia đình, nhà tâm lý học và các tổ chức cộng đồng để hỗ trợ những người đang túng quẫn.
“Chúng tôi không yêu cầu họ đến chỗ chúng tôi, chúng tôi giao thức ăn đến nhà của họ. Chúng tôi tập hợp một gạo, đường, bánh quy, bột mì, tất cả những thứ cần thiết mà mọi người sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Gói này có thể trị giá khoảng 70 đến 100 đô la”.
Muhammed cũng nhận thấy căng thẳng tinh thần xảy ra phổ biến hơn ở các cá nhân và gia đình mà anh hỗ trợ.
“Họ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì họ không có việc làm, họ mất việc, một số người phải vay tiền và vật lộn để trả nợ.”
Vô gia cư là một mối đe dọa thực sự đối với nhiều người giữ bridging visa khi 76% số người được hỏi trong khảo sát của SSI cho biết họ không đủ khả năng trả tiền thuê nhà hoặc các khoản vay mua nhà.
Bà Katie Wrigley nói rằng một số người có thị thực chờ buộc phải sống trong điều kiện bấp bênh.
“Họ ngủ trên tàu, ngủ trong xe hơi, họ sống dựa vào từ thiện là ở mức độ nghiêm trọng mà chúng tôi chưa từng thấy. Mọi việc rất khó khăn vào lúc này”.
Úc có thể đã làm giảm được số ca nhiễm bệnh, nhưng Paul Power nói rằng chính phủ cần phải đẩy mạnh để tránh thảm họa tiếp theo.
“Chúng ta không thể bỏ mặc mọi người trong cộng đồng mà không có hỗ trợ họ. Đây là thảm họa từ mọi khía cạnh bao gồm cả góc độ sức khỏe cộng đồng. Những gì chúng ta đang thấy ở các quốc gia khác, Singapore là ví dụ rõ ràng nhất về một quốc gia nghĩ rằng họ kiểm soát được coronavirus nhưng bỏ qua tình trạng nghèo đói của người lao động nhập cư đang sống trong hoàn cảnh chật chội của ký túc xá. Nó đã dẫn đến một đợt nhiễm coronavirus thứ hai, còn lớn hơn đợt thứ nhất.”