Dhuwa Turtle Hunt. Nguồn: Supplied / National Maritime Museum of Australia
AUSTRALIA - Ngày 30 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 15 năm, về vụ kiện trao quyền biển cho người Thổ Dân thuộc bộ tộc Yolngu. Chiến thắng nầy bảo đảm quyền sở hữu của ho đối với khoảng 80% đường bờ biển của Lãnh thổ Bắc Úc, một phán quyết bao gồm quyền ưu tiên đối với bất kỳ lợi ích thương mại hoặc đánh bắt cá nào. Ngoài ra một loạt các bức tranh vỏ cây, là trung tâm của phán quyết.
Đã 15 năm vào ngày 30 tháng 7, kể từ khi một quyết định mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao, trao quyền hợp pháp cho người Yolngu ở phía đông bắc Arnhem Land ở Lãnh thổ Bắc Úc.
Phán quyết trao quyền biển truyền thống đối với vùng nước ven biển đã tạo tiền lệ, với một loạt các bức tranh vỏ cây đóng một vai trò quan trọng, trong việc Tòa án Tối cao công nhận mối liên hệ của bộ tộc Yolngu với vùng nước ven biển.
Ông Matt Poll là người quản lý Chương trình Thổ dân tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc, cũng đánh dấu kỷ niệm.
Ông nói rằng vụ kiện về quyền biển năm 2008, có lẽ là một trong những phần mở rộng quan trọng nhất, của phong trào quyền đất đai trong lịch sử Úc.
Ông Matt Poll nói "Việc công nhận quyền lãnh thổ của người Yolngu đối với biển và bờ biển của Vịnh Bùn Xanh, là sự công nhận mối liên hệ từ trước với đất nước, đã được kết nối tổ tiên với người Yolngu trong khu vực đó và đó là một trường hợp thực sự quan trọng theo mọi cách".
"80 bức tranh vỏ cây được thực hiện như một phần của bộ sưu tập tranh vỏ cây nước mặn, khi cộng đồng coi đó là những tài liệu pháp lý hơn là những bức tranh".
"Chúng đã trình bày lên Tòa án Tối cao Úc và Tòa thực sự công nhận thông qua những bức tranh này và các mẫu, với chủ đề rằng có một mối liên hệ sâu sắc hơn với những gì đã bác bỏ ‘terra nullius’ hay vùng đất hoang, hoặc ‘aqua nullius’ hay vùng biển không có chủ quyền, như nó vốn có”.
Được biết phán quyết đã chấm dứt một cuộc chiến kéo dài một thập niên của người Yolngu, để quyền sở hữu khu vực chung quanh vùng đất của họ được công nhận.
Phán quyết này có nghĩa là, khoảng 80% bờ biển của Lãnh thổ Bắc Úc hiện thuộc quyền sở hữu của Thổ dân, có nghĩa là các chủ sở hữu truyền thống có thể đưa ra các quyết định quan trọng, về đánh bắt cá và lợi ích thương mại.
Thế nhưng đó không phải là cuộc đấu tranh pháp lý đầu tiên cho quyền sở hữu bản địa, trên biển ở Lãnh thổ Bắc Úc, mà phong trào đòi quyền biển cả bắt đầu từ những năm 1970.
Đó là lúc Ủy ban Điều tra Hoàng gia Woodward, về Quyền Đất đai của Thổ dân lưu ý rằng, các câu hỏi về quyền đất đai cũng mở rộng ra vùng biển.
Trong phúc trình cuối cùng được công bố vào năm 1973, Thẩm phán Woodward khuyến nghị rằng một vùng đệm dài tới hai kí lô mé ra biển, nên được 'đóng cửa' đối với những người không phải là người bản địa, để bảo vệ đất đai của thổ dân.
Ông Marcus Barber là một nhà nhân chủng học môi trường về Đất và Nước tại CSIRO và đã giúp lập bản đồ đường thủy cho quyền biển.
Ông Marcus Barber nói "Lịch sử về quyền trên biển quay trở lại việc tạo ra đạo luật quyền đất đai vào những năm 70, rằng bộ tộc Yolngu là những người không thể thiếu trong việc thực thi, hoặc việc kích thích trong xã hội phi bản địa, tạo ra hành động để công nhận quyền của họ".
"Vào thời điểm đó, đã có cuộc thảo luận về việc người Yolngu hiểu biết về đất nước của họ khi đi ra biển cả".
"Có một hình thức rất hạn chế, có thể được công nhận trong Đạo luật Quyền Đất đai, nhưng nó không đủ vì nhiều lý do".
Không thể thiếu trong phán quyết năm 2008, là 80 bức tranh vỏ cây của 40 nghệ sĩ.
Ông Matt Poll thuộc viện Bảo tàng Hàng hải giải thích, các bức tranh được trải rộng trên 15 nhóm thị tộc khác nhau, từ Vịnh Blue Mud đến Yirrkala và qua Vịnh Arnhem.
Ông nói rằng, các bức tranh là một kết nối tổ tiên sống động, làm nổi bật tầm quan trọng của biển cả trong cuộc sống của người dân.
Ông nói “Không có gì đáng ngạc nhiên cả, có những câu chuyện về tổ tiên của sự sáng tạo được mô tả trong rất nhiều bức tranh này, nhưng cũng có những liên kết về vật tổ của mọi người, với nhiều người khác trong cuộc sống".
"Ý tôi là những bức tranh đầu tiên, được kết nối với nguồn gốc của toàn bộ câu chuyện qua những bức tranh vỏ cây".
"Có những ngư dân bất hợp pháp, những người trong vài trăm năm đã xâm phạm vùng biển này".
"Điều gây ra vụ án là sự mạo phạm Baru, vốn là con cá sấu tổ tiên và một trong những thành viên gia đình Marawili, tìm thấy con cá sấu đã bị mạo phạm".
"Việc nầy châm ngòi cho câu chuyện này, dẫn đến vụ kiện trước Tòa án Tối cao”.
Ông Poll nói rằng, các tác phẩm nghệ thuật đã hoạt động như một loại khuôn mẫu, một chuỗi các câu chuyện đã được sử dụng, để thể hiện bản thân và như một tài liệu phản đối.
Trong khi đó ông Djambawa Marawili là một nghệ sĩ Thổ dân Úc, có tác phẩm đóng vai trò thiết yếu trong việc công nhận quyền biển.
Ông Djambawa Marawili nói "Điều quan trọng là nó là một tài liệu".
"Từ những gì tôi nói, đó là một tài liệu từ tổ tiên của chúng tôi, đến ông nội của chúng tôi, rồi cha chúng tôi và cho chúng tôi".
"Đây là câu chuyện về biển cả của chúng tôi".
Được biết cuộc chiến pháp lý đầu tiên cho Quyền Sở hữu Bản địa đối với biển cũng xảy ra ở Lãnh thổ Bắc Úc, với người dân đảo Croker có Danh hiệu bản địa, được công nhận cho các vùng biển chung quanh hòn đảo của họ vào năm 2001.
Hiện nay đã có một số tuyên bố chủ quyền bản địa, thành công đối với các bộ tộc ven biển.
Ông James Holman là giám đốc của Tập đoàn thổ dân Djalkiripuyngu, cũng tham gia đánh dấu kỷ niệm phán quyết năm 2008 trong tuần này vào ngày 30 Tháng Bảy, trong cộng đồng nhỏ bé Baniyala.
Ông hy vọng, lễ kỷ niệm sẽ nâng cao nhận thức hơn về quyền biển.
Ông nói "Tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu rằng, đất nước có nghĩa là đất liền và biển cả".
"Nước chảy qua đất liền ra biển, trở lại mây rồi quay lại đất liền và chu kỳ đó không hề kết thúc".
"Đó là một phần của tất cả việc ra quyết định, lập kế hoạch, tầm nhìn và câu chuyện về những gì đang xảy ra".
Được biết các bức tranh bằng vỏ cây, đã được trưng bày tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc ở Sydney, trong nhiều năm.
Ông Matt Poll nói rằng họ rất xuất sắc trong chi tiết, khi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, để kể những câu chuyện phức tạp.
Ông nói “Khi các nghệ sĩ nói về các mô hình đến từ đất liền, hoặc từ bài hát phát ra từ âm thanh của nước, hay thậm chí là những bước nhảy đến từ gió thổi qua cây, có những cách thức mà đất và biển nói lên thông qua sản xuất nghệ thuật".
"Theo nhiều cách, đó là lý do tại sao những bức tranh này tự nói lên theo một nghĩa nào đó".
"Những người sống mà chúng kết nối, chỉ là những người trông coi những phần tạm thời của câu chuyện đó, đã được truyền qua nhiều thế hệ thông qua các gia đình, kể từ khi thời gian bắt đầu và cho đến khi kết thúc”.