Những người ủng hộ nhà hàng nhạc sống này đã tuần hành qua khu trung tâm thành phố Adelaide vào hôm 18/08. (ABC News: Brant Cumming)

 

 

NAM ÚC - Một ngày sau khi chính quyền tiểu bang Nam Úc tuyên bố họ đã "cứu" được khách sạn Crown and Anchor, chủ sở hữu của địa điểm này đã đưa ra một quan điểm khác về kết quả, nói rằng việc nhà hàng này việc đóng cửa trong hai năm trong khi việc xây dựng tòa cao ốc được xây dựng bên cạnh là " chẳng tốt đẹp gì hơn so với việc khách sạn này bị đóng cửa".

 

Hôm 18/08, Chính quyền tiểu bang tiết lộ họ đã đạt được thỏa thuận với công ty đầu tư và xây dựng bất động Wee Hur Holdings, của Singapore, là công ty đang có ý định phá bỏ toàn bộ ngoại trừ mặt tiền, để bảo vệ nhà hàng 140 tuổi và bảo tồn nó như một địa điểm tổ chức nhạc sống.

 

Để đổi lấy việc xây dựng khu nhà ở cao tầng cho sinh viên theo đề xuất của mình ở miếng đất nằm cạnh quán rượu, chính quyền đã cấp cho công ty Wee Hur một "thủ tục phê duyệt được tăng tốc nhanh chóng" và quyền xây thêm tối đa 10 tầng lầu, tăng chiều cao tòa nhà từ 19 tầng lên đến 29 tầng.

 

Những người phản đối việc xây dựng cao ốc này, ban đầu, đã hoan nghênh thỏa thuận này, bao gồm cả chủ sở hữu nhà hàng Crown và Anchor, là ông Tom Skipper, người nói rằng đó là một "kết quả tuyệt vời" sẽ giúp nhà hàng  "một lần và mãi mãi".

 

Nhưng ông Skipper cũng cho biết thỏa thuận này sẽ gây thiệt hại cho các hoạt động kinh doanh khác của ông trên tại nhà hàng, và, việc đóng cửa tạm thời nhà hàng này trong khi quá trình xây dựng diễn ra ngay bên cạnh – điều mà chính quyền cho biết có thể kéo dài đến hai năm – sẽ là điều không thể chấp nhận được, việc đóng cửa tạm thời trong 2 năm này là "một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp nhạc sống" và 71 nhân viên của ông.

 

Ông Skipper nói với Đài phát thanh ABC Adelaide, rằng: “Việc đóng cửa nhà hàng trong lúc tòa nhà được xây dựng hoàn toàn không lý tưởng chút nào”.

"Tôi đang làm việc với chính quyền để xem xét các lựa chọn thay thế về địa điểm tạm thời được đề xuất. Hãy gọi nó là nhà hàng The Cranker lưu động, đó sẽ là kết quả mong muốn.”

“Không đời nào chúng tôi có đủ khả năng sống sót trong trong hai năm đóng cửa.”

 

 

Đề xuất mới cho dự án xây dựng tòa cao ốc cao tới 29 tầng của công ty Wee Hur trên miếng đất liền kề với nhà hàng. (Ảnh: Chính Quyền tiểu bang Nam Úc)

 

 

Ông Skipper cho biết "vẫn còn rất nhiều việc phải làm với tất cả các bên" để bảo đảm khả năng sống còn của nhà hàng này, và "chưa có giải pháp nào là thực tế ".

Ông nói: “Chúng tôi đang mất một nửa hoạt động kinh doanh tại nhà hàng nhỏ lân cận, Roxie's, và địa điểm tổ chức sự kiện Chateau Apollo, nhưng có một chiến thắng nhỏ là chúng tôi có thể bảo tồn được những gì quan trọng ở đây, đó là nhà hàng Crown and Anchor”.

 

Thủ hiến Nam Úc, Peter Malinauskas, cho biết chính quyền cam kết "bàn thảo" với ông Skipper.

 

Ông nói: “Chúng tôi đang xem xét các lựa chọn về cách chúng tôi có thể đáp ứng quá trình chuyển đổi đó”.

 

 

'Đó là một phần của sự tiến bộ'

Những tiết lộ hồi đầu năm nay rằng nhà hàng nhạc sống Crown and Anchor - thường được gọi là The Cranker - đang bị đe dọa, đã khiến những người ủng hộ nhạc sống phản đối.

 

Để tránh những kịch bản tương tự, chính quyền đã cam kết sửa đổi luật quy hoạch và đưa ra luật trước nghị viện để bảo vệ các địa điểm biểu diễn nhạc sống.

 

The Cranker tổ chức nhạc sống bảy ngày một tuần. (ABC News: Angelique Donnellan)

 

 

Nhưng, phe đối lập ở tiểu bang đã đặt câu hỏi về quá trình đạt được thỏa thuận với nhà hàng nhạc sống The Cranker, nói rằng thỏa thuận này đã tạo tiền lệ cho các công ty xây dựng và đầu  tư bất động sản trực tiếp đến gặp thủ hiến, bỏ qua Hội đồng Đánh giá Ủy nhiệm Tiểu Bang - State Commission Assessment Panel (SCAP).

 

Phát ngôn viên của bộ đầu tư và kế hoạch của phe đối lập, Michelle Lensink, nói với Đài phát thanh ABC Adelaide: “Có một số lo ngại về cách thủ hiến giải quyết vấn đề này, ông ấy bổng nhiên thay đổi và tự tay giải quyết vấn đề”.

“Sự hiểu biết của tôi… với kế hoạch cụ thể này – tòa nhà 19 tầng – đã vượt quá chiều cao quy hoạch cho khu vực thủ phủ đô thị.”

"Tôi chỉ không biết điều này sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập trong hệ thống đầu tư và kế hoạch của chúng ta ở đâu, điều mà cách đây vài năm nghị viện cho là một ý tưởng hay. Giờ đây, thủ hiến có thể tùy ý thay đổi mọi thứ."

 

Ông Malinauskas đáp trả, mô tả kết quả này là cuộc bàn thảo "đôi bên cùng có lợi hiếm có".

Ông nói: “Kết quả không ngẫu nhiên mà có để tất cả các bên đều hài lòng.”

"Những gì chúng tôi có thể làm ở đây là ngồi lại với nhóm Save the Cranker, ngồi lại với chính công ty đầu tư và xây dựng, và đưa ra giải pháp mà mọi người đều ủng hộ."

 

Khi được hỏi liệu ông có mong đợi người dân thành phố phản đối một tòa cao ốc cao tầng hơn nhiều hay không, ông Malinauskas nói rằng ông "không chắc chắn lắm".

Ông nói: “Tôi không nghĩ điều đó sẽ xúc phạm quá nhiều người - mặc dù nếu có, tôi đoán điều đó thật đáng tiếc, nhưng cho dù vậy, đó là một phần của sự tiến bộ”.

 

 

Mối đe dọa đối với nhà hàng đã làm dấy lên một làn sóng ủng hộ địa điểm này. (ABC News: Brant Cumming)

 

 

Nick Champion, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển, bác bỏ những đề xuất rằng động cơ can thiệp để bảo vệ nhà hàng của chính quyền nhằm củng cố sự ủng hộ cho vị trí nắm quyền ở thành phố Adelaide, nơi đã nhiều lần đổi chủ.

 

Ông cho biết trường hợp của nhà hàng Crown and Anchor là "khá độc đáo" và chính quyền đã áp dụng cách tiếp cận "theo yêu cầu riêng".

Ông nói: “Đôi khi, thật tốt khi có một ngoại lệ đối với các quy tắc mà việc làm như vậy là hợp lý”.

 

Các nhóm khác bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận cho The Cranker bao gồm Hội đồng Tài sản Nam Úc (SA Property Council), và giám đốc điều hành của tổ chức này, Bruce Djite, cho biết đó là bằng chứng của nguyên tắc "nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường".

 

Ông nói: “Có lẽ Hội đồng Đánh giá Ủy Nhiệm Tiểu Bang - State Commission Assessment Panel - cần linh hoạt hơn. Có lẽ họ cần phải điều chỉnh một chút”.

 

Giám đốc điều hành chi nhánh Nam Úc của Hiệp hội Khách sạn Úc Đại Lợi (Australian Hotels Association), Anna Moeller, cho biết bà đang hồi hộp chờ đợi luật mới của chính quyền.