Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton tiếp tục kêu gọi cung cấp thêm thông tin chi tiết về đề xuất Tiếng nói (The Voice) trước Nghị viện. Ảnh: AAP / Lukas Coch

 

AUSTRALIA - Cuộc tranh luận về dự luật trưng cầu dân ý Tiếng nói Thổ dân trước Nghị Viện đã bắt đầu sau khi một ủy ban liên hợp khuyến nghị thông qua dự luật này mà không cần sửa đổi. Thế nhưng nhà lãnh đạo đảng Tự do Peter Dutton vẫn kiên quyết phản đối, nói rằng một cơ quan cố vấn bản địa được ghi nhận theo hiến pháp sẽ mang lại sự kiểm soát hà khắc.

 

Cuộc tranh luận đã bắt đầu về dự luật trưng cầu dân ý Tiếng nói Thổ dân của Úc trước Nghị viện.

 

Trưng cầu dân ý đã được một Ủy ban liên hợp xem xét và khuyến nghị thông qua dự luật mà không cần sửa đổi. Nhưng cả hai Đảng Tự do và Quốc gia đều viết các báo cáo bất đồng cho rằng có thể phát sinh những thách thức pháp lý đối với các quyết định của chính phủ.

 

Lãnh đạo Đảng Tự do Peter Dutton gọi ủy ban liên hợp là "tòa án kangaroo" sẽ đưa đất nước thụt lùi chứ không tiến lên.

"Nếu Tiếng nói được đưa vào Hiến pháp, Nghị viện không thể thay đổi Tiếng nói đó hoặc thông qua luật để ghi đè lên nó. Nghị viện không thể lập Hiến pháp. Nếu người Úc hối hận, thì Tiếng nói đi kèm với chính sách không thể thay đổi. Nó sẽ tồn tại mãi ở đây.”

“Tuy nhiên, tổ chức này thậm chí còn chưa được thử nghiệm trong thực tế. Nó chưa được luật hóa như trường hợp ở Nam Úc và chính phủ Albanese có một lựa chọn là mở đường cho họ vào ngày hôm nay."

 

Bộ trưởng phụ trách thổ dân sự vụ Linda Burney đã phản pháo lại, nói với Nghị viện rằng phe đối lập đang gây chia rẽ với một vấn đề lẽ ra phải vượt lên trên chính trị đảng phái và đang lan truyền thông điệp sai lệch về Tiếng nói.

 

Bộ trưởng Burney nói rằng Tiếng nói thổ dân sẽ tạo ra sự khác biệt thiết thực đối với cuộc sống của Thổ dân và người dân đảo Torres.

"Bây giờ là năm 2023, đã đến lúc công nhận người Thổ dân. Đã đến lúc Thổ dân và người dân đảo Torres lên tiếng trước nghị viện. Bởi vì thổ dân và dân đảo Torres không được hưởng những cơ hội giống như rất nhiều người Úc khác. Trên thực tế, người Úc Thổ dân bị bỏ lại phía sau; một khoảng cách gần chín năm về tuổi thọ."

 

Dân biểu độc lập Andrew Gee, người đã rời đảng Quốc gia vì phản đối Tiếng nói, cũng có cùng quan điểm.

 

Ông nói rằng sẽ ủng hộ Tiếng nói và nghĩ rằng nó hợp pháp.

"Tôi nghĩ rằng ủy ban này phục vụ một mục đích rất hữu ích trong việc phơi bày một số tuyên bố vô căn cứ, gây sợ hãi và kỳ quặc được đưa ra và kèm theo một số bình luận về Tiếng nói.”

“Ví dụ, thật nực cười khi cho rằng nếu Tiếng nói Thổ dân trước nghị viện được thông qua, có thể gây nguy hiểm cho Ngày Anzac, ảnh hưởng ngân sách liên bang hoặc hợp đồng tàu ngầm hạt nhân. Tôi nghĩ rằng những gợi ý đó lố bịch và gây xúc phạm."

 

Đảng Xanh cũng đang ủng hộ dự luật Tiếng nói Thổ dân.

 

Thượng nghị sĩ, Dorinda Cox, là phát ngôn nhân về vấn đề Thổ dân của Đảng Xanh.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ dự luật để cho phép nó thông qua cả hai viện của Nghị viện. Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ tất cả các yếu tố của Tuyên bố Uluru từ Trái tim.”

“Chúng tôi muốn thấy cuộc trưng cầu dân ý này thành công. Chúng tôi phát ốm và mệt mỏi khi nhìn thấy những ngôn ngữ nhắm vào một nhóm từ sự bảo thủ của liên đảng. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi đang đứng về phía đúng của lịch sử."