NAM ÚC - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Úc cho biết đồ uống 'ăn kiêng' có thể có tác dụng ngược hoàn toàn và khiến mọi người tăng cân vì khiến mọi người cảm thấy xứng đáng sau khi tránh dùng đường thật.

 

 

Theo các khoa học gia, việc dùng đồ uống ăn kiêng có thể khiến mọi người tăng cân hơn so với việc sử dụng các phiên bản đầy đủ chất béo.

 

 

Một nghiên cứu trên 5,000 người ở Mỹ cho thấy những người chọn Diet Coke hoặc Diet Pepsi (thức uống có ga, không đường, cho người ăn kiêng), có thể đang tự lừa dối bản thân mình.Họ thực sự có xu hướng ăn nhiều đường như bất kỳ ai khác, và điều này có thể là do họ cảm thấy xứng đáng sau khi đã chọn một loại đồ uống không đường.

 

 

Các hóa chất có trong chất làm ngọt nhân tạo có thể thay đổi vi khuẩn trong đường ruột và khiến mọi người dễ tăng cân hoặc phát triển bệnh tiểu đường, các chuyên gia cho biết.

 

 

Điều này thêm vào một loạt nghiên cứu ngày càng phát hiện ra tác hại đối với sức khỏe của đồ uống ăn kiêng. Các nhà khoa học khác đã liên kết chúng với những vấn đề về tim và tuần hoàn, sau đó thấy chúng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc đột quỵ.

 

 

 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Úc cho biết đồ uống 'ăn kiêng' có thể có tác dụng ngược lại hoàn toàn và khiến mọi người tăng cân. (Ảnh minh diễn)

 

 

 

 

 

Giáo sư Peter Clifton, tại Đại học Nam Úc, cho biết "Những người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không làm giảm lượng đường tiêu thụ vào cơ thể. Họ sử dụng cả chất ngọt và đường có hàm lượng calo thấp và tâm lý họ cảm thấy có thể thưởng thức các loại thực phẩm yêu thích.Chất ngọt nhân tạo cũng làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, từ đó dẫn đến tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2".

 

 

Giáo sư Clifton và các đồng nghiệp đã thực sự tìm ra rằng liệu chất ngọt có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không.

 

 

Dạng bệnh tiểu đường này chủ yếu là do chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục, khiến cơ thể không thể xử lý hoặc kiểm soát lượng đường.

 

 

Nghiên cứu của họ cho thấy có một số bằng chứng chỉ ra đồ uống ăn kiêng "biến đổi" vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chúng gây ra bệnh tiểu đường.

 

 

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ rằng đồ uống có vị ngọt nhân tạo hiện là ngành công nghiệp trị giá 2,2 tỷ đô-la. Nghiên cứu không nêu tên thương hiệu đồ uống một cách rõ ràng.

 

 

Nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu các chất làm ngọtsaccharin, stevioside, cyclamate, aspartame, acesulfame-K, sucralose, neotame và advantame.

 

 

Diet Coke, Coke Zero, Diet Pepsi, Pepsi Max, Sprite Zero, 7 Up Free và Dr Pepper Zero đều chứa aspartame và acesulfame-K. Đồ uống có chứa các hóa chất làm ngọt, thường được cho là "ăn kiêng", thực sự có khả năng tác dụng ngược lại và khiến mọi người béo hơn.

 

 

Bài báo xem xét các nghiên cứu cũ đã tìm thấy uống hai thức uống ăn kiêng mỗi ngày đã tăng thêm 1,46kg mỗi mét vuông cho cân nặng của bất kỳ ai trong hơn 8 năm.Ba đồ uống mỗi ngày đã tăng thêm 1,5kg (3,3lbs), trong khi 4 loại thì tăng thêm 1,78kg (4lbs), nghiên cứu cho thấy.

 

 

Giáo sư Clifton nói thêm rằng số trẻ em uống đồ uống ăn kiêng đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua và đã tăng 54% so với số người lớn.

 

 

Các chất ngọt được sử dụng thay vì đường là glucose, fructose và sucrose - thường không chứa calo.Đường thực sự chứa rất nhiều calo, có nghĩa là nó gây tăng cân nếu mọi người không đốt cháy chúng.

 

 

Nghiên cứu của giáo sư Clifton, cũng như nghiên cứu trước đây, không chỉ đưa ra rằng chất ngọt trực tiếp gây tăng mỡ, nó còn gợi ý mọi người không nên dùng nhiều đường.

 

 

Giáo sư Clifton nói "Một lựa chọn tốt hơn so với chất ngọt có hàm lượng calo thấp là tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, sữa, hải sản, các loại đậu, rau củ, trái cây và nước lọc".

 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Báo cáo xơ vữa động mạch.