Hình minh diễn. Nguồn: We Are/Getty Images
Úc được xếp hạng trong số các quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về khả năng dịch chuyển thu nhập. Một báo cáo của chính phủ cho thấy khoảng 2/3 người Úc sinh từ năm 1976 đến 1982 kiếm được nhiều tiền hơn cha mẹ họ ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, điều đó ngày càng không còn đúng với những người nghèo, phụ nữ và những người sinh sau năm 1990. Nhiều người trong số họ đã gia nhập lực lượng lao động trong lúc nền kinh tế chậm lại đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đó là sự kiện chấn động thế giới - cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến toàn bộ hệ thống tài chính đến bờ vực sụp đổ.
Và mặc dù Úc tương đối bình yên, nhưng những tác động của cuộc khủng hoảng đã được cảm nhận trên toàn bộ nền kinh tế.
Đồng thời, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tốc độ tăng trưởng tiền lương hàng năm giảm từ khoảng 4% vào năm 2008 xuống mức thấp đại dịch là 1,3% vào cuối năm 2020.
Một báo cáo của Ủy ban Năng suất cho thấy trong khi hầu hết người Úc kiếm được nhiều tiền hơn cha mẹ họ ở cùng độ tuổi, tình trạng tiền lương trì trệ có nghĩa là những người sinh vào những năm 1990 hầu như không có mức tăng trưởng thu nhập trong độ tuổi từ 25 đến 30 so với những người sinh ra trong thập kỷ trước.
Chủ tịch Ủy ban Danielle Wood cho biết.
“Chúng tôi nhận thấy có một nhóm người Úc rơi vào cảnh nghèo đói, có nhiều khả năng những người này lớn tuổi hơn, phải thuê nhà, có nguồn gốc di dân, và không nói tiếng Anh ở nhà. Nhiều người sống ở các vùng khó khăn. Do đó, chúng tôi nghĩ cần tập trung nỗ lực chính sách của mình vào những nhóm người này.”
Báo cáo cho thấy phụ nữ ít có khả năng kiếm tiền nhiều hơn nam giới.
Và trong khi tăng trưởng tiền lương đã phục hồi gần đây, mức độ lạm phát cao hơn có nghĩa là thu nhập thực tế vẫn chịu áp lực.
Nhà kinh tế học Angela Jackson giải thích.
“Điều chúng tôi thấy ở những người trẻ tham gia thị trường lao động kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là tiền lương của họ không tăng với tốc độ như các thế hệ trước. Họ không nhận được đãi ngộ, khen thưởng từ trình độ học vấn và công việc của mình, cũng như kinh nghiệm làm việc mà thế hệ trước đã nhận được."
Bất chấp những phát hiện này, một báo cáo tương tự của Công ty Quản lý Tài sản UBS cho thấy người Úc đang trở nên giàu có hơn - đứng thứ hai trên toàn cầu khi nói đến mức độ giàu có trung bình tính trên mỗi người trưởng thành.
Điều này xảy ra trước những gì được dự đoán là một trong những vụ chuyển giao tài sản giữa các thế hệ lớn nhất trong lịch sử nước Úc.
Chuyên gia tư vấn đầu tư tại UBS Stephen Cabot nói rằng việc chuyển nhượng dự kiến sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo ở Úc.
“Chỉ cần đặt 83 ngàn tỷ đó vào viễn cảnh tương lai, xét về lượng tiền, nó thực sự giống như toàn bộ hoạt động kinh tế của thế giới trong một năm. Lượng tài sản đó sẽ được chuyển giao trong vài thập kỷ tới. Điều chúng tôi phát hiện là của cải được chuyển giao giữa các thế hệ, chẳng hạn như giữa vợ chồng, hay chuyển từ người chồng sang người vợ có tuổi thọ cao hơn v.v…”