Ảnh: Moment RF / Carol Yepes/Getty Images

 

AUSTRALIA - Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia vừa trải qua cuộc giám sát chặt chẽ trong thời gian gần đây, cả về chi phí và mức độ khó khăn mà nhiều người tham gia phải đối mặt để nhận được sự hỗ trợ. Một số cuộc tranh luận tập trung vào nhu cầu hỗ trợ của người tự kỷ. Có lo ngại rằng những người thụ hưởng sẽ chịu áp lực khi NDIS lên kế hoạch cho tương lai.

 

Với tư cách là Bộ trưởng Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia, Bill Shorten đã bày tỏ cảm xúc của mình rất rõ ràng.

 

"Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia vẫn tiếp tục tồn tại. Nó sẽ không biến mất. Nhưng - có một điều rất quan trọng -đó là chúng ta cần đưa nó trở lại đúng hướng."

 

Bộ trưởng tin rằng NDIS đã trở thành lựa chọn khả thi duy nhất cho cộng đồng người khuyết tật và ông muốn điều đó thay đổi.

"Số người tham gia chương trình này sẽ tăng lên hàng năm. Nhưng chẳng phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể thành lập thêm nhiều phòng khám sức khỏe tâm thần cộng đồng với các tiểu bang và các mối quan hệ hợp tác để mọi người không chịu áp lực tinh thần khi phải trông chờ vào NDIS sao? Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu cả nước quyết định bắt đầu tuyển dụng nhiều người khuyết tật hơn đến mức có lẽ một số người cần các hỗ trợ cốt lõi có thể được công việc tốt hơn mà không cần sự hỗ trợ của NDIS nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng những cải tiến của chúng ta còn khiêm tốn, nhưng xin đừng làm mọi người sợ hãi rằng hàng chục ngàn người sắp bị loại khỏi chương trình này vì điều đó là không đúng."

“64 phần trăm những người tham gia NDIS hiện nay ở độ tuổi từ 15 trở xuống.”

 

Phần lớn sự tập trung của chương trình vào chứng tự kỷ.

 

Số liệu riêng của chương trình cho thấy 34% người thụ hưởng tích cực có chứng tự kỷ là khuyết tật chính của họ.

 

Và trong bối cảnh chính phủ lo ngại rằng NDIS ngày càng trở thành lựa chọn duy nhất cho những người cần hỗ trợ, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc mô tả một môi trường phức tạp trong và ngoài nguồn tài trợ của chương trình.

 

Donna Blanchard, Giám đốc điều hành của Hội tự kỷ Tasmania, đã nói với ủy ban Thượng viện rằng nhóm của bà không nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền tiểu bang.

 

Bà cho biết họ phải dựa vào Liên bang.

"Sau 30 năm lịch sử, chúng tôi ở trong tình thế với nguồn tài trợ như bạn có thể tưởng tượng, rất ít ỏi. Tổ chức hiện tại chỉ dựa vào tình nguyện viên. Chúng tôi rất biết ơn trong ba năm qua khi được nhận chương trình tài trợ ILC* *, nguồn tài trợ cấp hai, cho phép xây dựng năng lực xung quanh các cá nhân mắc chứng tự kỷ, cộng đồng rộng lớn hơn và cho chính chúng tôi với tư cách là một tổ chức để tiếp tục đóng góp cho điều đó."

 

Giám đốc điều hành Family Based Care Douglass Doherty cho biết tổ chức của ông ngày càng mất đi nhiều giờ chăm sóc và khách hàng ở Tasmania đều rơi vào tay các công ty không đăng ký nhà cung cấp NDIS, ngay cả khi chi phí tuân thủ của họ tăng lên.

 

Ông nói đôi khi họ không được trả khoản thanh toán NDIS mà họ đáng lẽ phải nhận.

 

Donna Blanchard, Giám đốc điều hành của Hội tự kỷ Tasmania, đã nói với ủy ban Thượng viện rằng nhóm của bà không nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền tiểu bang.

 

Ông Doherty cho biết những vấn đề này đang khiến họ băn khoăn liệu họ có nên tiếp tục tham gia chương trình này hay không.

"Tôi đồng ý rằng chúng ta cần có sự linh hoạt đó trên thị trường để cung cấp sự lựa chọn và kiểm soát. Tôi đoán mình không thể nói thay cho phần còn lại của đất nước, nhưng tôi có thể kể cho bạn nghe ở Tasmania, đặc biệt là ở phía tây bắc - chúng tôi đang đối mặt với sự giảm sút - dù số người khuyết tật không giảm đi, nhưng số lượng giờ dịch vụ của chúng tôi vẫn tiếp tục giảm. Vì vậy, điều đó chỉ khiến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khó khăn hơn."

 

64 phần trăm những người tham gia NDIS hiện nay ở độ tuổi từ 15 trở xuống.

 

Đó có thể là lý do tại sao chính phủ đã công bố một thử nghiệm can thiệp sớm ở Tây Úc, với hy vọng những chương trình như vậy sẽ làm giảm nhu cầu trong tương lai của trẻ tự kỷ.

 

Nhưng Donna Blanchard nói rằng không chỉ những người trẻ mới cần được giúp đỡ.

"Thông thường, bạn sẽ thấy khi cha mẹ trải qua điều này và có con cái được chẩn đoán, họ cũng sẽ nhận ra mình mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, nhưng chưa bao giờ được chẩn đoán trước đó. Vì vậy, khi nói đến NDIA và tất cả các hệ thống, không ai thực sự hiểu thực tế là phải có những điều chỉnh hợp lý dành cho gia đình đó để hỗ trợ cho các bậc cha mẹ cũng thuộc nhóm rối loạn phổ tự kỷ, và cách họ truyền đạt nhu cầu của mình, v.v. có thể khác nhau.”

 

Chính phủ đang phát triển một chiến lược quốc gia về chứng tự kỷ với hy vọng sẽ giúp trẻ tiếp cận được cộng đồng, học tập và việc làm.

 

Nhưng trong lúc này, căng thẳng vẫn tiếp diễn xung quanh việc tiếp cận NDIS.

 

Kiến trúc sư của chương trình, Bruce Bonyhady, đã nói với podcast 'hợp lý và cần thiết' của Summer Foundation vào tháng 5 rằng NDIS đã trở thành tất cả mọi thứ đối với tất cả mọi người.

 

Ông cho biết những ý tưởng xung quanh việc cần hỗ trợ gì và ai sẽ nhận được sự hỗ trợ đó đang bị tranh cãi gay gắt.

"Bạn biết đấy, bạn không thể có trải nghiệm lập kế hoạch tốt, bạn không thể có một kế hoạch bền vững, khi những thứ hợp lý và cần thiết lại là nguồn gốc của những cuộc tranh luận lớn, sự bất đồng lớn."

 

Những người ủng hộ cho biết ưu tiên hàng đầu cho chiến lược quốc gia - và đối với bất kỳ ai tham gia hỗ trợ - là phải hiểu rõ hơn về bệnh tự kỷ là gì.

 

Họ nói rằng quá dễ dàng để giảm chứng tự kỷ thành những khuôn mẫu đơn giản và hiểu lầm ai cần giúp đỡ vì nhu cầu của họ có thể không rõ ràng như những người khác.

 

Donna Blanchard cho biết sự phức tạp của chứng tự kỷ có thể khiến việc tiếp cận hỗ trợ trở thành một thách thức.
“Bởi vì tất cả các bộ phận khác nhau của hệ thống đều không hiểu về chứng tự kỷ... Vì vậy, một điều mà NDIA - Cơ quan Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia- cần làm, ngay tại đây, là bắt đầu trở thành một tổ chức mẫu mực, sử dụng nguồn tài trợ đến từ ngân sách vừa qua để xây dựng năng lực của NDIA, để tất cả nhân viên thực sự có đủ năng lực để hiểu về chứng tự kỷ. Để họ có thể có kiến thức về đa dạng thần kinh khi họ thiết kế hệ thống tương ứng của mình."

 

**Tài trợ của ILC đề cập đến chương trình Liên kết Thông tin và Xây dựng Năng lực, do Bộ Dịch vụ Xã hội liên bang tài trợ. Mục đích của khoản tài trợ là thực hiện các dự án trong cộng đồng vì lợi ích của người khuyết tật.