Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến là các mảng da khô, dầy, đỏ với các vảy màu trắng bạc. Ảnh: Pixabay.

 

Mỗi người đều có thể mắc vảy nến với tình trạng khác nhau. Bị căng thẳng quá mức, càng lớn tuổi hệ miễn dịch suy giảm thì càng có nguy cơ phát bệnh vảy nến. Không khí lạnh và khô vào mùa đông cũng khiến bệnh bùng phát mạnh hơn. Làm gì để phòng ngừa hoặc kiểm soát bệnh vảy nến?

 

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến (psoriasis) là một bệnh da liễu mãn tính thường gặp. Bệnh gây ra những mảng da đỏ, ngứa, có vảy màu trắng như sáp nến và thường xuất hiện ở những vùng da như đầu gối, khuỷu tay, thân mình, da đầu... Bệnh cũng có thể gây ra vết lõm và đổi màu móng tay.

 

Các triệu chứng của một số loại bệnh vẩy nến hiếm gặp bao gồm mụn mủ hoặc phát ban đỏ, bong tróc gây ngứa rát dữ dội.

 

 

Bệnh bộc phát theo từng đợt xen kẽ những giai đoạn ổn định, tình trạng kéo dài suốt đời và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Trên thế giới có khoảng 1-3% dân số mắc bệnh vảy nến. Tại Úc có khoảng 1.6 triệu người sống chung với một số dạng bệnh vảy nến.

 

Nguyên nhân của bệnh vảy nến.

 

Cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Nhưng bệnh này được nhận định là bệnh tự miễn, liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch. Cụ thể, các tế bào lympho T trong cơ thể, vốn có vai trò chống lại virus vi khuẩn xâm nhập, lại tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh và gây ra tổn thương.

 

Ngoài ra còn có những yếu tố thúc đẩy vảy nến bùng phát, bao gồm yếu tố di truyền, yếu tố môi trường như thời tiết, khí hậu, thức ăn, hóa chất…, một số yếu tố như stress, mắc các bệnh mãn tính, bị chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ kích hoạt bệnh vảy nến như thuốc kháng viêm, thuốc có chứa corticosteroid...

 

Ai dễ mắc bệnh vảy nến?
 

Bệnh vảy nến thường dễ gặp phải ở những nhóm người sau:

  • Nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá.
  • Tiền sử gia đình có người bị vảy nến.
  • Bị nhiễm trùng da, viêm da cơ địa, mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tiểu đường, bệnh tim.
  • Người lớn tuổi với hệ miễn dịch suy giảm.
  • Bị căng thẳng quá mức (stress) khiến hệ thống miễn dịch suy giảm.
  • Bị béo phì khiến các nếp nhăn da trên cơ thể dễ bị tổn thương.

 

 

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
 

Mặc dù chỉ là bệnh ngoài da, bệnh vảy nến không những gây mất thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể dẫn đến bệnh tim mạch, tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ.


 

Vảy nến phát triển nặng có thể dẫn đến đau vùng cột sống, xương chậu, viêm cột sống, viêm cột sống dính khớp, gây ảnh hưởng đến khớp.
 

 

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, cao mỡ máu cũng tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của vảy nến.
 

 

Ngoài ra bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến thận, nhất là nguy cơ tổn thương thận khi người bệnh tự ý sử dụng thuốc không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bệnh vảy nến có truyền nhiễm không?

 

Vảy nến là bệnh da liễu liên quan đến đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, chứ không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên không có nguy cơ truyền nhiễm.

 

Điều trị bệnh vảy nến

 

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và hạn chế tái phát.

 

Việc điều trị sẽ tùy vào loại và vị trí của bệnh vảy nến. Thuốc điều trị có thể bao gồm bôi steroid tại chỗ trong ngắn hạn, bôi (Vitamin D), bôi

 

Bác sĩ có thể giới thiệu quý vị đến bác sĩ da liễu nếu bệnh vảy nến của quý vị bị nặng hoặc quý vị bị đau khớp và cứng khớp.

 

Bệnh vẩy nến nhẹ thường được điều trị bằng các sản phẩm bôi ngoài da. Bao gồm kem dưỡng ẩm, nhựa than đá (coal tar), dithranol, kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid, chế phẩm vitamin D (Calcipotriol).

 

Bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng tia cực tím (UV) để làm chậm quá trình tạo tế bào da.

 

Bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc uống hoặc thuốc tiêm để giảm phản ứng miễn dịch. Hai loại thuốc mới điều trị bệnh vẩy nến nặng hiện đang được trợ cấp cho những người mắc bệnh vẩy nến ở Úc là Tremfya và Ilumya.

 

Điều quan trọng để cải thiện bệnh vảy nến là không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu, giảm căng thẳng, có một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.