Thanh tra Viên của cơ quan Fair Work cho biết nhân viên bị trả lương thiếu tới 400.000 đô-la. (ABC News: Marco Catalano)

 

 

NAM ÚC - Người điều hành hai nhà hàng Việt Nam ở Adelaide đang phải đối mặt với vụ kiện với cáo buộc vì trả lương thiếu với các nhân viên với số tiền lên tới 400.000 đô-la.

 

Thanh tra viên của cơ quan Fair Work đã cáo buộc những người điều hành các nhà hàng Mr Viet ở Rundle Mall và ở Chinatown, ở khu trung tâm thương mại thành phố Adelaide, đã trả lương thiếu cho 36 công nhân từ tháng Một năm 2018 đến tháng Chín năm 2021.

 

Thanh tra cho biết hầu hết các nạn nhân là du học sinh người Việt Nam, dưới 25 tuổi, trong đó có 5 công nhân từ 18 đến 20 tuổi vào thời xảy ra vụ việc.

 

Đôi vợ chồng điều hành,  Viet Quoc Mai, và Huong Le, giờ đây sẽ phải đối mặt với thủ tục tố tụng tại Tòa án Liên bang Úc.

 

 

Viet Quoc Mai và Huong Le bị cáo buộc vì đã áp đặt hệ thống “cây gậy” lên nhân viên. (ABC News: Marco Catalano)

 

 

Thanh tra viên nhà nước về lao động đã cáo buộc bộ đôi này vì đã áp dụng hệ thống "trừng phạt" đối với các nhân viên khi họ mắc lỗi, bao gồm việc khấu trừ tiền lương của công nhân đối với các lãnh phí khi để cửa tủ lạnh mở trong ngày cuối tuần, làm hư hỏng cửa, hoặc tính tiền sai cho khách hàng.

 

Một nhân viên được cho là đã có sáu lần “cây gậy" và với hình phạt là bị buộc phải mua thức ăn và đồ uống cho những người điều hành và tất cả nhân viên nào đang làm việc trong ngày hôm đó.

 

Các khoản tiền trả thiếu lương cho mỗi nhân dao động từ 74 đô-la đến hơn 58.000 đô-la và 15 nhân viên bị trả thiếu hơn 10.000 đô-la.

 

Anna Booth, là Thanh tra viên của nhà nước tại cơ quan Fair Work,  cáo buộc Viet Quoc Mai biết mình đang trả lương thiếu cho nhân viên và những vi phạm bị cáo buộc là "những sự vi phạm nghiêm trọng" theo Đạo luật Công bằng Lao động - Fair Work Act.

 

 

Thanh tra cáo buộc 'mô hình vi phạm có hệ thống'

Bà Booth cho biết các khoản trả lương thiếu được cho là đã bị phát hiện trong cuộc thanh tra bất ngờ đối với các nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng thức ăn nhanh ở Adelaide vào tháng 4 năm 2021.

 

Bà Booth cho rằng Viet Quoc Mai đã ra lệnh cho nhân viên của mình không được tiết lộ thông tin cho Thanh tra viên Fair Work sau khi họ đến thăm doanh nghiệp.

 

Bà Booth nói: “Bởi vì chúng tôi cáo buộc rằng đây là một phần của kiểu hành xử có hệ thống… họ sẽ phải chịu mức hình phạt tối đa gấp 10 lần mà thế giới thường áp dụng”.

 

 

Anna Booth cho biết những hành vi vi phạm bị cáo buộc là "những vi phạm nghiêm trọng" theo Đạo luật Công bằng Việc làm. (Ảnh: cung cấp bởi Thanh tra viên nhà nước về Công bằng Việc làm)

 

 

Nếu được giữ nguyên, Việt Quoc Mai và Huong Le mỗi người phải đối mặt với mức phạt tối đa lên tới 133.200 đô-la cho mỗi hành vi vi phạm nghiêm trọng và lên tới 13.320 đô-la cho mỗi hành vi vi phạm khác.

 

Thanh tra viên cũng cáo buộc doanh nghiệp đã không cung cấp phiếu lương cho người lao động và cố tình lập hồ sơ sai lệch hoặc gây nhầm lẫn rồi cung cấp cho người lao động.

 

Họ cáo buộc rằng doanh nghiệp này đã cung cấp cho các thanh tra của Fair Work gần 100 phiếu lương, một trong số những phiếu lương này cho thấy người lao động đã được trả mức lương cao hơn và làm việc ít giờ hơn trong khi điều đó hề không xảy ra.

 

Thanh tra viên cho biết họ đang xin lệnh của tòa án yêu cầu Việt Quoc Mai giải quyết các khoản lương thiếu, nhiều khoản trong số đó được cho là vẫn chưa được thanh toán sau hai năm kể từ khi mắc nợ.

 

Ngày điều trần tại Tòa án Liên bang tại thành phố Adelaide vẫn chưa được ấn định.

 

Bà Booth cho biết nếu người lao động lo ngại họ bị trả lương thiếu, họ nên liên hệ với thanh tra viên nhà nước.

 

Bà Booth nói: “Chúng tôi có một đường dây thông tin có thể gọi được và chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho nhân viên về tình hình của họ. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra lời khuyên cho người sử dụng lao động”.

 

Bà cho biết thanh tra viên nhà nước có dịch vụ thông dịch và dịch thông tin trên trang web của họ cho những người không nói tiếng Anh.

(abc.net.au)

(danviet.com.au, LeHuy)