Hình ảnh đồ họa của vệ tinh siêu nhỏ SpIRIT trong quỹ đạo. Ảnh: M. Trenti, S. Barraclough (The University of Melbourne) và nhóm nghiêm cứu SpIRIT. Hình ảnh mô phỏng hậu cảnh của NASA.
Cơ quan Không gian hai nước hợp tác trong dự án vệ tinh nano SpIRIT do Đại học Melbourne thiết kế và chế tạo. Chính phủ cho biết dự án sẽ tạo ra tới 20.000 việc làm mới từ nay đến năm 2030.
Tiến sĩ Airlie Chapman từ Đại học Melbourne gọi dự án SpIRIT, viết tắt của Space Industry Responsive Intelligent Thermal, là sứ mệnh không gian dân dụng nhiều tham vọng nhất của Úc trong nhiều thập niên.
“Đối với Úc, điều này là rất lớn, đối với hàng không vũ trụ dân dụng, tôi có thể nói đây là điều lớn nhất kể từ Tàu vũ trụ Liên bang cách đây 20 năm.”
Chỉ mất hai năm để chế tạo vệ tinh có kích thước bằng chiếc hộp đựng giày, hoàn chỉnh với chức năng để tự chụp ảnh và sách hướng dẫn mà các nhà thiết kế gọi là hướng dẫn lắp ráp theo kiểu sản phẩm của IKEA.
Vệ tinh do Phòng thí nghiệm Không gian Melbourne tại Đại học Melbourne thiết kế và chế tạo, với sự hỗ trợ của chương trình hợp tác Úc-Ý.
Trưởng toán Giáo sư Michele Trenti từ Khoa Vật lý thuộc Đại học Melbourne cho biết tốc độ tiến triển của dự án cho thấy ngành công nghiệp vũ trụ Úc đã tiến xa đến mức nào.
“Ngành công nghiệp vũ trụ ở Úc sau một chút khởi đầu chậm chạp thì giờ đây đã thực sự nở rộ và các dự án như SpIRIT sẽ giúp thiết lập sự trưởng thành của nó.”
Được đăng ký để ra mắt vào năm 2023 tại Hoa Kỳ, thiết kế bảng xếp giấy origami của SpIRIT sẽ mở ra sau khi được triển khai.
Tiến sĩ Airlie Chapman cho biết phần lớn công nghệ của nó là đầu tiên trên thế giới.
“Phương pháp mới trong kiểm soát nhiệt, phương pháp mới trong truyền thông, những đổi mới trong hệ thống đẩy và những đổi mới về khả năng tự chủ trên vệ tinh, tất cả đều là những phương pháp mới đầu tiên thuộc loại này.”
Cơ quan Vũ trụ Úc đang bơm gần bốn triệu đô-la vào dự án, với hy vọng nó sẽ thu về một tỷ đô-la bằng cách thu hút vốn đầu tư trong tương lai.
Giáo sư Michele Trenti nói rằng sự ra mắt của SpIRIT vào đầu năm tới sẽ là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ Úc.
“Các dự án như SpIRIT sẽ giúp thiết lập sự trưởng thành của khu vực kinh tế vũ trụ và cho thấy Úc đã sẵn sàng kinh doanh lớn trên phạm vi quốc tế.”
Cơ quan Không gian Úc cho biết họ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần sự đóng góp vào GDP quốc gia lên 12 tỷ đô-la và biến Úc trở thành một quốc gia không gian vào cuối thập niên này.