Chủ một doanh nghiệp, bà  Catherine Cervasio, nguồn: SBS

 

 

Toà đại sứ Trung Quốc tại Úc chỉ trích khuyến cáo mới của chính phủ liên bang về việc người dân Úc đi đến Trung Quốc có thể gặp nguy cơ bị bắt giữ, khi cho rằng điều này thật buồn cười và thông tin sai lạc. Ngoài ra, được biết rằng Bộ Ngoại giao Úc cũng quan ngại với các công dân Úc trong cộng đồng doanh nghiệp.

 

Bà Catherine Cervasio hiện điều hành một công ty chăm sóc da cho bé sơ sinh dùng các nguyên liệu hữu cơ, chuyên xuất cảng sang Trung Quốc.

 

Bà là người sáng lập công ty có tên là Aroma Baby Natural Skin Care và là người thường xuyên viếng thăm Trung Quốc.

 

Việc này diễn ra trước khi đại dịch coronavirus làm rung chuyển cả thế giới và việc đi lại bất ngờ bị ngưng lại.

 

“Tôi ở Trung Quốc có lẽ mỗi 4 hay 6 tuần lễ, ngoài chuyện bán các sản phẩm hàng năm trong vùng, liên quan đến một số các khóa học để cung cấp thông tin cho các nữ hộ sinh và người tiêu thụ".

"Ngoài ra còn tổ chức các cuộc triển lãm thương mại nhằm xây dựng thương hiệu”, Catherine Cervasio.

 

Khuyến cáo về du lịch đến Trung Quốc đã được cập nhật và cảnh cáo người dân Úc có thể bị bắt giữ cố ý nếu đến đó.

 

Bộ Ngoại giao cho biết, luật an ninh quốc gia gắt gao của Trung Quốc đã bắt giữ những người ngoại quốc vì cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia nước nầy.

 

Bà nói rằng việc cập nhật khuyến cáo du lịch khiến bà phải xét lại việc đi Trung Quốc, khi biên giới mở cửa lại.

 

“Việc đi đến Trung Quốc vì một lý do, là giúp chúng ta ghi nhận và nên cẩn thận với chuyến đi".

"Đó là việc thay đổi mọi thứ đối với tôi và cảm thấy rất an toàn như ở tại nhà".

"Thế nhưng cuối cùng, tôi duy trì được công việc trong một thời gian lâu dài và tôi nghĩ, việc đi lại là cần thiết để xây dựng mối quan hệ, đặc biệt trên khắp Á Châu chớ không chỉ ở Trung Quốc".

"Mọi người thích gặp những người họ giao tiếp và hiểu được giá trị của đối tác".

"Quí vị chỉ có thể làm được chuyện này, khi mặt đối mặt".

"Tôi nghĩ là tôi sẽ phải cẩn thận hơn về việc đi lại, vì vậy chuyện này quả có ảnh hưởng đến tôi”, Catherine Cervasio.

 

Tình cảm về nỗi bất định như vậy không được những người khác trong cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ, một số có các quan điểm khác biệt.

 

Ông David Thomas làm việc với Hiệp hội Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Trung Quốc và Úc, một diễn đàn nhằm tập hớp các doanh nghiệp như vậy từ Úc và Trung Quốc có chung quyền lợi về cách hoạt động theo hệ thống, rồi đầu tư và hoạt động cùng nhau.

 

Ông Thomas nói rằng Trung Quốc sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch của Úc.

“Tôi mới nói chuyện với những người ở Trung Quốc hôm nay, những người Úc hoạt động thương vụ tại đó và chẳng có ai trong số họ cảm thấy sợ hãi về những lời cảnh báo du lịch cả".

"Tôi nghĩ chúng ta cần loại trừ chính trị ra khỏi chuyện thương mại".

"Chúng ta đối diện với nhiều khó khăn kinh tế trong vài tháng tới, khi sẽ tìm kiếm thị trường trên khắp thế giới để giao thương".

"Trung Quốc rất cởi mở trong việc giao dịch với Úc".

"Loại bỏ chuyện chính trị trong hoàn cảnh hiện tại, các doanh nhân Úc sẽ tìm thấy Trung Quốc rất quan trọng, khi chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19”, David Thomas

 

 

'Đó là một thí dụ rõ ràng mà chúng tôi gọi là một nền ‘ngoại giao con tin’. Họ bắt giữ người ngoại quốc như là một đòn bẫy chống lại các chính phủ ngoại quốc, theo đòi hỏi về mặt chính trị hay kinh tế của đảng Cộng Sản Trung Quốc”, Phùng Sùng Nghĩa.

 

 

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng trước khuyến cáo du lịch của Úc và nói rằng, người ngoại quốc tại Trung Hoa không có gì phải lo sợ nếu họ tuân thủ luật pháp vả nước Úc nên cẩn thận với ngôn từ và hành động.

 

 

Trong khi đó, toà đại sứ Trung Quốc tại Úc ra một thông cáo với lời lẽ mạnh mẽ, khi gọi các khuyến cáo du lịch là ‘buồn cười và thiếu thông tin’, cũng như lập lại rằng ‘người ngoại quốc tại Trung Quốc gồm cả người Úc nếu tuân thủ luật pháp, thì chẳng có gì sợ hãi cả.

 

Ông Phùng Sùng Nghĩa cực lực bác bỏ tuyên bố nói trên.

 

Ông này là thường trú nhân tại cả 2 nước và là giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Sydney.

 

Ông bị bắt giữ tại Trung Quốc 3 năm trước, do nghiên cứu về các luật sư nhân quyền.

 

Ông cho biết các khuyến cáo là cần thiết và thích hợp vì Bắc Kinh luôn theo đuổi một chính sách theo ông là ‘bắt làm con tin’.

 

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói “Đây là một khuyến cáo hết sức nhạy cảm và cũng là một quyết định cũng nhạy cảm nữa".

 

'Đó là một thí dụ rõ ràng mà chúng tôi gọi là một nền ‘ngoại giao con tin’. Họ bắt giữ người ngoại quốc như là một đòn bẫy chống lại các chính phủ ngoại quốc, theo đòi hỏi về mặt chính trị hay kinh tế của đảng Cộng Sản Trung Quốc”

 

Khuyến cáo du lịch mới của Úc là hành động mới nhất trong căng thẳng giữa hai nước.

 

Chính phủ liên bang hiện xem xét việc hủy bỏ luật dẫn độ với Hong Kong, trong khi tìm ra phương cách định cư an toàn cho những người Hong Kong lo sợ bị đàn áp chính trị.

 

Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên tệ hại, sau khi Thủ Tướng Scott Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguyên nhân của dịch bệnh coronavirus.

 

Tranh cãi về mậu dịch theo sau việc lúa mạch và thịt bò Úc bị thuế suất cao tại Trung Quốc, cũng như qua việc sinh viên du học và vấn đề an ninh mạng.