Võ sĩ Marissa Williamson Pohlman tạo dáng chụp ảnh trong buổi công bố đội tuyển quyền anh Olympic Australia tham dự Thế vận hội Paris 2024 (AAP) Nguồn: AAP / LUKAS COCH/AAPIMAGE
AUSTRALIA - Các vận động viên Úc tham gia thế vận hội thể thao Olympic đã nhận được một khoản hỗ trợ tài chính lớn trước Thế vận hội Paris vào tháng Bảy. Ủy ban Olympic của Úc cũng công bố ba biện pháp khuyến khích, nhằm tăng cường sự tài trợ cho các vận động viên, với các mục tiêu cụ thể dành cho các vận động viên Thổ dân.
Úc từ lâu là một quốc gia say mê thể thao.
Trong thực tế, Úc là một trong số ít các quốc gia chọn tham gia tranh tài tại tất cả Thế vận hội Olympic mùa hè, trong kỷ nguyên hiện đại. Các quốc gia còn lại bao gồm Pháp, Anh, Hy Lạp và Thụy Sĩ.
Thế nhưng trước nay chỉ có 60 vận động viên Thổ dân là thành viên của đoàn Olympic Úc.
Trong số đó có Marissa Williamson Pohlman, sẽ trở thành người phụ nữ Thổ dân đầu tiên đại diện cho Úc trong môn quyền anh tại Thế vận hội Paris.
"Tôi vẫn không có cảm giác đây là sự thực. Tôi chỉ là một người bình thường. Nhưng tôi biết rằng cộng đồng của tôi thực sự tự hào về tôi - và đây chính là phần thưởng.”
Học viện Thể thao Úc đã đưa ra một chiến lược mang tên Kế hoạch hành động Kết nối với Quốc gia, nhằm tăng cơ hội cho nhiều vận động viên Thổ dân hơn, trước Thế vận hội Brisbane vào năm 2032.
Còn Ủy ban Olympic Úc AOC đã công bố một kế hoạch tài trợ mới – đó là Quỹ vận động viên Thổ dân Olympic Úc - mà họ hy vọng sẽ hỗ trợ nhiều vận động viên Thổ dân tham dự Thế vận hội trong tương lai - và giành được thành tích.
Ian Chesterman là Chủ tịch Ủy ban Olympic Úc.
"Đến năm 2032, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự và có một số lượng lớn vận động viên Thổ dân thi đấu cho đất nước, tại Brisbane vào năm 2032."
Ông Chesterman cho biết Ủy ban Olympic Úc hy vọng quỹ này không chỉ dành cho tương lai – mà cũng sẽ áp dụng cho những vận động viên tham dự Thế vận hội Paris vào tháng Bảy tới đây.
"Hôm nay, chúng tôi thực sự vui mừng thông báo khoản tài trợ mà chúng tôi đã cấp cho mọi vận động viên Thổ dân trong đội tuyển tham gia tại Paris, đáp ứng các tiêu chí do ủy ban cố vấn Thổ dân của chúng tôi đưa ra. Đó là khoản trợ cấp trị giá 5,000 đô la, và chúng tôi hy vọng rằng ít nhất 10 vận động viên sẽ tận dụng được khoản trợ cấo này, hy vọng là nhiều hơn nữa, nếu họ được góp mặt trong đội tuyển đến Paris."
Kế hoạch tài trợ này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của các nhà tổ chức Olympic, nhằm hỗ trợ các vận động viên tiềm năng theo đuổi giấc mơ Olympic của họ.
Ông Chesterman cho biết Ủy ban Olympic Úc cũng đang khuyến khích quyên góp cho tất cả các vận động viên, thông qua Quỹ Vận động viên Olympic Úc đầy tham vọng của Tổ chức Thể thao Úc.
"Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là chúng tôi, Ủy ban Olympic Úc, mở nguồn tài trợ cho những vận động viên có thành tích tốt trong các trận đấu, cũng như dẫn đầu các trận đấu trong các sự kiện tiêu chuẩn quan trọng. Tuy nhiên, điều tôi thực sự hào hứng là sáng kiến của chúng tôi ngày hôm nay, đề nghị rằng các vận động viên khác, không nhất thiết phải có huy chương, đều có thể nhận được các khoản quyên góp, thông qua Tổ chức Thể thao Úc, sau đó đến với chúng tôi và quay lại với họ, điều mà tôi chắc chắn sẽ là một động lực lớn cho các vận động viên."
Việc tăng cường tài trợ cũng đang được thực hiện trên quốc tế.
Tổ chức Điền kinh Thế giới đã phá vỡ truyền thống 128 năm hồi tháng 4 bằng một tuyên bố sẽ trở thành môn thể thao đầu tiên trao 50,000 đô la tiền thưởng cho các nhà vô địch Olympic, bắt đầu từ Thế vận hội Paris năm nay.
Thông báo này được nhiều vận động viên hoan nghênh - nhưng cũng vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các liên đoàn thể thao quốc tế khác, cáo buộc chủ tịch Điền kinh Sebastian Coe đã không hỏi ý kiến họ trước.
Tuyên bố cũng bị chính phong trào Olympic chỉ trích.
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, Thomas Bach, nói rằng Điền kinh Thế giới nên tập trung tài trợ vào việc hỗ trợ các vận động viên đang ở đầu bên kia của tổ chức.
"Đây thực sự không phải là một cuộc thảo luận về tiền thưởng. Tiền thưởng trong Thế vận hội Olympic đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Năm 1976, chúng tôi đã nhận được tiền thưởng, được hỗ trợ bởi Ủy ban Olympic quốc tế và quốc gia. Cho nên đây không phải là câu hỏi, mà về nguyên tắc, cần phải đặt câu hỏi về cách hỗ trợ cho các vận động viên tốt nhất, mà ở đó, mọi người đều có vai trò của mình."
Sebastian Coe đã bảo vệ thông báo về tiền thưởng, cho rằng Điền kinh Thế giới phải đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phúc lợi tài chính cho các vận động viên của mình.
Ông nói rằng các vận động viên phải nhìn thấy mối liên hệ giữa việc phát triển môn thể thao của họ với phúc lợi của chính họ.
Đối với Marissa, võ sĩ quyền anh này nói rằng có sự tương phản rõ rệt giữa sự hỗ trợ mà cô có hiện nay, so với khi cô còn là một đứa trẻ trong hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng.
Cô gái 22 tuổi biết mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào cô khi cô đến Paris - và cô vẫn đang thích nghi với thực tế đó.
“Tôi nghĩ mình sẽ bị choáng ngợp trong lễ khai mạc hoặc khi tôi sắp bị đấm vào mặt trong trận quyền đầu tiên tại Thế vận hội."