Dịch bệnh COVID-19 có thể có tác động lâu dài đến cảm nhận và diện mạo  của các thành phố của chúng ta. ABC News: Gian De Poloni

 

 

Chỉ trong vài tuần, đại dịch coronavirus đã biến các thành phố hiện đại sôi động của chúng ta thành thị trấn ma đúng nghĩa.

 

Hàng chục ngàn người Úc không có việc làm và 24,6 triệu người đã được yêu cầu ở nhà trừ khi họ thực sự buộc phải ra ngoài.

 

Suy thoái kinh tế và các biện pháp giãn cách xã hội đang thay đổi cách chúng ta tương tác với những người khác và những nơi chúng ta thường xuyên lui tới trong cộng đồng của chúng ta.

 

Nhiều sự thay đổi mà ai cũng nhận ra  - sân chơi đã đóng cửa, đường cao tốc trống lốc, thậm chí đèn đường dành cho người đi bộ được bật lên tự động để mọi người không phải cần chạm vào nút bật.

 

 

Nhưng COVID-19 sẽ tạo ra thay đổi lâu dài nào lên cách các thành phố, vùng ngoại ô và thị trấn của chúng ta đang sinh sống?

 

Giáo sư Peter Newman, nghiêm cứu về tính bền vững của Đại học Curtin (Curtin University) dự đoán "Hãy hít một hơi thật sâu và sẵn sàng cho những năm 2020 là thời đại của sự thay đổi lớn".

 

"Sẽ có một số lượng lớn những thứ sẽ tạo điều kiện cho những sự thay đổi lớn."

 

Sự tái sinh của các khu phố mua sắm nằm ở ngoại ô.

 

Trên khắp nước Úc, hàng ngàn người thường xuyên tới lui đến các khu kinh doanh thành phố nhộn nhịp mỗi ngày hiện giờ đang làm việc tại nhà của họ ở các vùng ngoại ô.

 

Julian Bolleter, đồng giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Thiết Kế Đô Thị Úc, cho biết ông mong đợi một sự thay đổi văn hóa bền vững theo hướng  làm việc tại nhà ngay cả sau khi đại dịch đã qua.

 

 

Ông nói "Tôi nghĩ rằng dịch bệnh đã buộc rất nhiều tổ chức làm việc trực tuyến, mặc dù công nghệ đã xuất hiện được một thời gian rồi,"

 

"Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không giống như cũ được nữa và mọi người sẽ thích nghi với cách làm việc mới này.

 

"Bây giờ, tất nhiên, tính bình thường sẽ trở lại ở một mức độ nào đó, nhưng tôi nghĩ rằng một sự thay đổi sẽ xảy ra."

 

Peter Ciemitis, làm việc tại công ty lập kế hoạch và thiết kế RobertsDay, cho biết ông tin rằng sự thay đổi có thể làm sống lại khu phố địa phương.

 

Ông nói "Nó có nghĩa là địa phương, khu phố địa phương, trở nên quan trọng".

 

"Bạn vẫn cần cố gắng tránh sự khó chịu do bị cách ly lâu ngày (chứng sốt ca-bin). Bạn vẫn cần cố gắng ra ngoài và đi dạo, cố gắng lấy một ly cà phê mang đi nếu bạn có thể, hoặc một cái gì đó thuộc về bản chất tự nhiên."

 

 

Ông nói trong khi nhiều khu phố buôn bán đang gặp khó khăn về kinh tế trước khi có dịch coronavirus COVID-19, chúng vẫn là những trụ cột thiết yếu của cuộc sống ngoại ô.

 

Ông Ciemitis nói "Sức mạnh của các khu phố mua sắm là ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, người ta không thể dẹp nó đi"

 

"Bạn sẽ không đóng cửa các khu phố mua sắm, nó vẫn sẽ hoạt động, ít nhất là nếu không có gì khác, vì một con phố có nhiều cửa hàng bị đóng cửa, một vài cửa hàng vẫn mở cửa và khu phố mua sắm vẫn sẽ ở đó.

 

"Đó là một trong những thế mạnh của nó, khả năng phục hồi để vượt qua những thời điểm khó khăn nhất."

 

 

Ông Bolleter cho biết khu trung tâm thương mại vẫn sẽ có một vai trò quan trọng của nó.

 

Ông nói "Bất chấp tất cả, cho đến nay, chủ nhân lớn nhất ở tiểu ang Tây Úc là khu thương mại trung tâm thành phố Perth,"

 

"Khoảng gần 80 phần trăm GDP (tổng sản lượng quốc nội) của nước Úc đi qua trung tâm Melbourne và Sydney.

"Tôi vẫn không đánh giá thấp văn phòng trung tâm của bạn vào lúc này. Tôi nghĩ rằng sự nhộn nhịp sẽ quay trở lại, tôi chỉ nghĩ rằng nó có thể mang sắc thái khác vì mọi người quen với việc làm việc từ xa.

 

"Nhưng tôi nghĩ mọi người sẽ bị buộc phải dành nhiều thời gian hơn trong khu phố của họ, điều đó là chắc chắn

 

 

Nhu cầu mỗi người Úc thực hành quy tắc giãn cách xã hội an toàn để hạn chế sự lây lan của COVID-19 đã có một số tác động đáng chú ý đối với môi trường đô thị.

 

Sở Main Roads WA cho biết lưu lượng ngày trong tuần trên các tuyến đường chính đã giảm tới 50% so với bình thường.

 

Việc sử dụng giao thông công cộng trên khắp các thành phố nước Úc đã giảm 60%, buộc phải hủy các dịch vụ xe buýt, xe lửa và phà.

 

 

Ông Bolleter nói ông tin rằng sẽ mất nhiều năm để công chúng trở nên thoải mái lại với giao thông công cộng.

 

Ông nói "Tôi không nghĩ rằng điều này sẽ làm giao thông công cộng không còn được ưa chuộng,"

"Ngay cả khi nỗi sợ hãi không hợp lý, nếu vẫn còn nhận thức về rủi ro tồn tại sau cơn dịch này - điều mà tôi chỉ có thể tưởng tượng nó sẽ xảy ra - đó không phải là tin tốt.

 

"Tôi nghĩ rằng điều này nảy sinh tình trạng chống lại giao thông công cộng, mọi người bị nhét kín trong các xe buýt và các toa xe lửa nơi mọi người ho trúng bạn.

 

"Nó có thể giúp thúc đẩy một số loại hình vận chuyển tư nhân thay thế, như xe đạp điện, xe máy điện, ván trượt, xe đạp - tôi nghĩ tất cả những thứ đó sẽ phát triển.”

 

Ông Ciemitis cho biết về lâu dài, giao thông công cộng vẫn sẽ khả thi và cần thiết.

 

Ông nói "Vết sẹo tâm lý đó có thể  cần một thời gian để vượt qua",

 

"Nhưng bất chấp tốc độ chúng ta có thể trở lại bình thường, giao thông công cộng không chỉ tồn tại ở lại đây, mà nó sẽ là thứ giúp thành phố của chúng ta hoạt động tốt hơn trong tương lai.

 

"Nhiều người có thể bắt đầu trải nghiệm niềm vui khi đi xe đạp.

 

"Sau đó, họ có thể đột nhiên hiểu về cách hiểu đường phố phải hoạt động như thế nào đối với người đi xe đạp và những việc chúng ta cần làm để làm cho đường phố của chúng ta an toàn hơn cho người đi xe đạp."

 

Ông Ciemitis cho biết COVID-19 cũng có thể kích hoạt việc suy nghĩ lại về cách các cơ sở hạ tầng công cộng được thiết kế.

 

Ông nói "Tôi nghĩ rằng sẽ có một chút lo lắng về cách người ta đụng chạm đồ vật,"

"Chúng ta có thể nhu cầu cần phải có ý thức hơn nữa với cách chúng ta thiết kế các tính năng bên ngoài.

"Ví dụ, công viên địa phương bên kia đường có thể có hàng rào và cổng mà bạn sử dụng để vào trong công viên vì nó nằm trên một con phố đông đúc.

 

"Trong tương lại, một cánh cổng như thế có thể cần phải được vận hành bằng khuỷu tay thay vì vận hành bằng tay.

 

"Chúng ta có thể thấy những sự  thay đổi nhỏ như vậy, nhưng tôi không nghĩ sẽ có bất cứ thứ gì khác biệt đến mức khó tin."

 

Người ta sẽ tránh nơi đông đúc.

 

Ông Bolleter cho biết ông đã thấy sự thay đổi trở lại cuộc sống ở ngoại ô như hậu quả không lường trước của COVID-19.

"Tôi nghĩ từ tình trạng này sẽ có nhiều người  đánh giá cao cuộc sống ngoại ô hơn trước kia,"

 

"Nếu bạn đang sống trong một căn hộ, giữa một đô thị ví dụ như ở Paris, căn hộ của bạn giống như một chiếc giường bạn ngủ.

 

"Cuộc sống là sự kết nối với sinh hoạt trong các công viên, tới lui các quán cà phê và tiện ăn uống và đó là một cuộc sống cùng sự hiện với cộng đồng.

 

"Tôi nghĩ rằng  nếu thời gian cách ly này diễn ra đủ lâu, sẽ có tình trạng nhiều người co cụm lại và chỉ sinh hoạt, lui tới, mua sắm trong khu phố nơi họ sống.

 

"Không có nghĩa là các căn hộ sẽ ít người tới, nhưng tôi nghĩ chỉ nói chung điều này sẽ thấy người tìm đến lại cuộc sống ở ngoại ô và những đặc tính nhiều người muốn có.”

 

Ông Ciemitis nói rằng vẫn có nhiều chỗ đông đúc người miễn sao những nơi đó được quy hoạch đúng.

 

 

Nhưng theo ông, cuộc sống ngoại ô sẽ hấp dẫn vào thời điểm này vì sự có nhiều công viên  và trò tiêu khiển.

 

COVID-19 có thể châm ngòi cho cuộc cách mạng tái tạo.

 

Bạn chỉ cần nhìn về quá khứ để tìm bằng chứng về thời điểm các sự kiện lớn trên thế giới đã kích hoạt những thay đổi đối với hình thái đô thị.

 

"Sau dịch cúm Tây Ban Nha, có một sự thay đổi đáng kể, người ta đã xây dựng nhiều công viên hơn ở vùng ngoại ô, tạo ra nhiều khu vườn hơn, để mọi người có trải nghiệm tuyệt vời về môi trường nông thôn lành mạnh ở nơi bạn sống"

“Vì vậy, bây giờ chúng ta đã có di sản từ quá khư đó - hầu hết các vùng ngoại ô của chúng ta được thiết kế theo cách đó."

 

Ông Newman cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ làm cho con người thay đổi công nghệ theo chiều hướng có lợi cho môi sinh hơn, ông dự đoán di sản của đại dịch COVID-19 sẽ là một trong những cuộc cách mạng xanh.

 

Ông nói năm 2020 đã chào đón chúng ta bằng đại dịch Covid-19, và đây là kỷ nguyên của sự thay đổi to lớn khi chúng ta bắt đầu một nền kinh tế mới, và, đó là nền công nghệ tái tạo nhiều hơn cho môi sinh.

 

Ông nói “Sự đổi mới sẽ giết chết nền kinh tế cũ. Chúng ta hãy làm lại từ đầu. Chúng ta hãy làm điều đó tốt hơn”.