Anais Maurer, trưởng một nhóm bơi lặn đang hướng dẫn du khách cách lặn dưới nước. Ảnh: AP

 

Một phúc trình mới đây của Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO và Liên Đoàn Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đề nghị rằng, rặng san hô Great Barrier Reef nên được đưa vào danh sách Di sản Thế giới gặp Nguy hiểm. Một công ty du lịch hiện quyết tâm chiêu đãi và giáo dục các du khách với những hướng dẫn đặc biệt khi bơi lặn.

 

Ngoài rặng san hô Great Barrier Reef, một kiến trúc lớn lao giống như một cửa hàng và nhà hàng nổi, nằm xích vào một khối san hô đầy màu sắc và đầy ắp cá.

 

Đây là Remoora Pontoon, một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc sở hữu của Reef Magic Cruises, ngoài khơi bờ biển Cairns, ở Gunggandji Sea Country, ở phía đông nước Úc.

 

Hàng chục khách du lịch đi phà từ đất liền đến phao mỗi ngày để lặn và lặn dọc theo rặng san hô, với nhiều người lần đầu tiên đến đây như ông Jignesh Gathani, 41 tuổi và đến từ Mumbai.

Jignesh Gathani nói “Lần đầu tiên đến Úc, lần đầu đến rặng san hô Great Barrier và cũng là lần đầu tiên lặn với ống thở, mà tôi là một người không biết bơi".

"Tôi không thể diễn tả bằng lời, niềm vui mà tôi có được ngày hôm nay, khi trải nghiệm cuộc sống dưới nước, để xem rặng san hô Great Barrier, khám phá thế giới dưới nước, ý tôi là điều đó thật tuyệt vời”.

 

Được biết nhân viên của công ty du lịch làm việc, không chỉ giúp khách giải trí mà còn thông báo về hệ sinh thái rặng san hô và các mối đe dọa đối với nó, như ô nhiễm, đụng chạm bất cẩn và biến đổi khí hậu.

 

Ý tưởng là sử dụng kỳ quan thiên nhiên lấy cảm hứng từ rặng san hô, để biến khách du lịch thành những người ủng hộ trọn đời, cho việc bảo vệ rặng san hô Great Barrier Reef.

 

Ông Gathani muốn rặng san hô được bảo tồn, để các thế hệ tương lai có thể tận hưởng nó như ngày nay.

Ông nói “Vì rặng san hô đã ở đó hàng trăm hàng ngàn năm, tôi đoán nó sẽ ở đó trong thập niên tới hoặc lâu hơn".

"Tôi tin rằng mọi người nên đóng góp, để bảo đảm rằng nó vẫn tồn tại, để các thế hệ tiếp theo cũng có thể để trải nghiệm điều tuyệt vời này”.

 

Trong khi đó trưởng nhóm lặn, là cô Anais Maurer, nói rằng một khi khách du lịch trải nghiệm thế giới dưới nước và gặp loài cá cư trú của rặng san hô Moore tên là Wally, họ sẽ nổi lên mặt nước với những câu hỏi.

 

Cô nói “Mọi người đến đây để khám phá rặng san hô Great Barrier, một khi họ đến đây và họ đã nhìn thấy nó, chúng ta có thể chỉ dẫn họ".

"Họ thấy Wally, họ thấy san hô, sau đó họ tò mò hơn một chút và hỏi đôi khi chúng tôi đặt câu hỏi như 'Ồ, san hô có chết vì nó có màu này không?', chúng tôi thực sự có thể cho họ biết liệu nó đã chết hay chưa, hoặc bị tẩy trắng".

"Đó là điều mà chúng tôi thường gặp vào tháng Hai và tháng Ba, hoặc một điều gì đó khác với thiệt hại của Crown of Thorns, một loại làm hại cho san hô”.

 

Được biết những người có kinh nghiệm trước đây về rặng san hô, thường lo lắng về thiệt hại trong thập niên qua, nơi đã chứng kiến những cơn lốc xoáy thảm khốc và các cơn sóng nhiệt trên biển, một phần do biến đổi khí hậu.

 

Cô Anais Maurer nói “Mọi người hỏi về biến đổi khí hậu mỗi ngày".

"Một ngày nào đó, một số gia đình sẽ đến đông và nhiều hơn những gia đình khác".

"Chúng tôi có những người lớn tuổi thực sự hỏi rất nhiều, vì họ đã xuống Great Barrier Reef có lẽ 20 năm trước và bây giờ, họ cho biết giống như mọi thứ đã chết”.

 

Còn cô Jane Buxton nhận thấy, Great Barrier Reef thật ngoạn mục.

 

Cô nói “Thật ngạc nhiên khi thấy những gì ở dưới nước đó".

"Rồi sự chuyển động, tôi đã không nhận ra rằng có quá nhiều chuyển động từ các loại san hô, màu sắc khác nhau, tất cả các loài cá nhỏ sống ở trong và giữa các loại san hô khác nhau, với cảnh tượng khá ngoạn mục”.

 

Cô ấy nói rằng, hành động bây giờ không có nghĩa là có tác dụng ngay lập tức, nhưng nó nên được thực hiện để bảo đảm thế hệ cháu của cô ấy, có thể tận hưởng một rặng san hô khỏe mạnh.

 

Cô Jane Buxton nói “Cần phải làm nhiều việc hơn nữa để ngăn tình hình trở nên tồi tệ hơn, cũng như hy vọng rằng không phải trong cuộc đời tôi, thậm chí có thể không phải trong cuộc đời của các con tôi, mà là trong cuộc đời của các cháu tôi".

"Tôi hy vọng rằng, mọi thứ sẽ đi đến lúc, mà chúng ta không phải lo lắng về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến rặng san hô”.

 

Trong khi đó một phúc trình chung gần đây từ Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã khuyến nghị rằng, rặng san hô Great Barrier Reef nên được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm.

 

Báo cáo đó được công bố vào ngày 28 tháng 11.

 

Các đợt nắng nóng và lốc xoáy dưới nước, được thúc đẩy một phần bởi lượng khí thải nhà kính quá mức, đã tàn phá một số trong số 3 ngàn rặng san hô, vốn tạo nên rặng san hô Great Barrier Reef.

 

Được biết rặng san hô nầy chiếm khoảng 10%, hệ sinh thái rặng san hô trên thế giới.

 

Mạng lưới gồm hơn 2.500 rặng san hô, bao phủ một diện tích là 348 ngàn kí lô mét vuông.