(Ảnh: SBS)

 

AUSTRALIA - Chính phủ liên bang đã nâng số lượng người tị nạn vào Úc lên 20.000 người trong năm nay, nhưng các cơ quan dịch vụ cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ cho nhiều người mới đến, khi chi phí hoạt động tăng mà số tiền quyên góp giảm.

 

Tiff là một người chuyển giới nam, từ Malaysia đến Úc để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở tuổi 44, anh đã phải cố gắng rất nhiều để tìm được sự chấp nhận, vì anh lớn lên ở một khu vực bảo thủ ở phía đông Malaysia, nơi đa số là người Hồi giáo.

"Là một người chuyển giới LGBTQIA+, chúng tôi không có nhiều tự do, phải luôn che giấu. Bạn không thể khám phá danh tính và giới tính của mình. Khi tôi còn nhỏ, tôi hành động như một cậu bé, thực ra là tomboy, tôi sinh ra đã như vậy và phải giấu diếm, tôi đã phải che giấu suốt 30 năm. Tôi thậm chí không thể nói với gia đình hoặc bạn bè, bởi vì vấn đề này quá nhạy cảm ở Malaysia. Tôi phải im lặng và giữ cho riêng mình cho đến khi sang Úc và được tự do."

 

Tuy nhiên, giống như nhiều người xin tị nạn, Tiff cho biết việc tái định cư ở Melbourne không hề dễ dàng.

"Cuộc sống của tôi không ổn định chút nào. Có rất nhiều thứ không ổn định và tôi cứ tiếp tục di chuyển khắp Melbourne."

 

Cố gắng tồn tại với ít công việc trong thời kỳ đại dịch, Tiff cho biết tổ chức phi lợi nhuận West Welcome Wagon, nơi hỗ trợ người tị nạn và tầm trú, đã thay đổi cuộc sống của anh.

"Nếu không có tổ chức West Welcome Wagon, tôi sẽ không còn ở đây, bởi vì tôi sẽ không thể mua nổi thức nếu không có West Welcome Wagon hỗ trợ, chúng tôi không có quần áo, không có giường để ngủ, có thể phải ngủ ngoài đường…"

 

Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Sunshine ở phía tây Melbourne và trong gần một thập niên đã giúp những người xxx và tầm trú ổn định cuộc sống bằng cách cung cấp những nhu yếu phẩm trong gia đình.

 

Giám đốc điều hành Colette McInerney giải thích:

"Trong 10 năm hoạt động, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 2.100 hộ gia đình, với hơn 42.000 mặt hàng gửi đến các hộ gia đình đó."

 

Tuy nhiên, năm nay, giống như nhiều tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận ở Úc, bà McInerney cho biết tình trạng thiếu hàng hóa quyên góp đồng nghĩa với việc dịch vụ này khó đáp ứng các yêu cầu được giúp đỡ ngày càng tăng.

"Chỉ riêng trong tháng 7, chúng tôi đã thấy nhu cầu tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, nhu cầu của những người mới đến từ Myanmar đã tăng lên rất nhiều. Vậy là chúng tôi có 60 hộ mới đăng ký. Chúng tôi đang có khoảng 700 hộ gia đình sắp phát triển."

 

Đây là một vấn đề mang tính toàn quốc, khiến nhiều tổ chức từ thiện cảm thấy khó khăn. Bà McInerney cho biết số tiền quyên góp quần áo và đồ gia dụng đã giảm - trong khi chi phí hoạt động tiếp tục tăng.

 

"Chúng ta đang bị kẹp ở giữa chiếc bánh sandwich đó. Chi phí hoạt động hàng năm của chúng tôi là khoảng 500.000 đô la. Vì vậy, chúng tôi phải trả chi phí kho bãi, nhiên liệu, phí bảo hiểm và tất cả những tiện ích, chúng tôi có bốn nhân viên được trả lương. Và hôm nay một khu vực trong nhà kho đang bị trống, đó là nơi đặt các tủ lạnh của chúng tôi. Vì vậy, đồ ăn mới đưa vào sẽ được chuyển đi ngay. Mọi chuyện khá khó khăn."

“Chính phủ liên bang đã nâng số người tị nạn được tiếp nhận trong năm nay lên 20.000 người, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu - với 100 triệu người buộc phải di dời trên toàn thế giới.”

 

Sue Woodward, ủy viên Ủy ban Từ thiện và Phi lợi nhuận Úc, cho biết mặc dù số lượng quà tặng và tài sản thừa kế có tăng nhẹ trong năm tài chính vừa qua, lượng tiếp nhận mới sẽ gây áp lực lên nhiều dịch vụ vốn đã căng thẳng.

"Họ cần nguồn vốn, và trong một số trường hợp, họ cần hàng hóa vật chất để phân phối và sau đó cần nhân viên và quản trị viên hỗ trợ để cung cấp dịch vụ. Vì vậy, đó có thể là một tình huống rất phức tạp. Nếu nhu cầu của bạn thực sự tăng vọt và chi phí cũng tăng vọt, và tôi nghĩ đối với khoản tiền rất nhỏ này, các tổ chức từ thiện thường cảm thấy khó khăn, bởi vì họ không có nguồn dự phòng."

 

West Welcome Wagon đang tìm những cách mới để mang lại doanh thu - chẳng hạn như thành lập doanh nghiệp xã hội để kiếm thu nhập từ việc tái chế những hàng hóa không mong muốn. Họ đã chuyển 60 tấn đồ khỏi bãi rác trong năm nay, được Sustainability Victoria hỗ trợ.

 

Giám đốc điều hành tạm thời Matt Genever giải thích:

"Chỉ riêng trong năm tài chính vừa qua, 12.000 mặt hàng đã được chuyển từ bãi rác. Đó là một thành tựu to lớn. Với khoản tài trợ trị giá 191.000 đô la của chúng tôi, West Welcome Wagon đã có thể thuê một nhân viên gắn kết cộng đồng để đi ra ngoài và nói chuyện với hàng trăm doanh nghiệp trên khắp Melbourne, xác định nơi nào có hàng hóa dư thừa hoặc cơ hội để đưa những thứ thực sự chất lượng tốt đến người dân, người  tị nạn và tầm trú. Mặc dù mô hình này đang hoạt động hiệu quả ở cấp địa phương tại Melbourne, nhưng rõ ràng là vẫn còn cơ hội để nhân rộng những mô hình này trên khắp nước Úc."

 

Mặc dù vậy, bà McInerney thuộc tổ chức West Welcome Wagon cho biết dịch vụ này phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

"Khoản trợ cấp đó sẽ kết thúc vào tháng 5 năm sau và chúng tôi không có khoản nào khác để thay thế. Vì vậy, bạn biết đó, chúng tôi đang ở trong một tình huống thực sự khó khăn vì chúng tôi rất cần nguồn tài trợ để duy trì hoạt động của mình."

 

Tiff là một trong những người nhận trợ giúp từ West Welcome Wagon. Anh đang làm tình nguyện viên, như một cách đền đáp và hỗ trợ những người khác đang trải qua giai đoạn khó khăn.

"West Welcome Wagon giống như gia đình của tôi. Họ có trái tim nhân ái để giúp đỡ những người tị nạn và tầm trú. Họ đến từ Campuchia, Myanmar và các quốc gia khác. Càng nhiều người biết đến tổ chức này thì càng có nhiều người được giúp đỡ."