Một con tôm càng Murray đang có trứng (ABC Riverland: Elyse Armanini)
NAM ÚC - Tôm càng Murray đang trên đường lại trở thành loài phát triển mạnh lần nữa ở tiểu bang Nam Úc, một năm sau đợt thả thứ hai thành công vào hệ thống sông.
200 con tôm càng crayfish đã được thả tại một địa điểm bí mật ở Riverland vào năm ngoái như một phần của dự án đang diễn ra của tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ thiên nhiên hoang dã Nature Glenelg Trust and Murraylands, và hội đồng cảnh quan Riverland Landscape Board.
Giờ đây, những tổ chức này tiếp tục phát triển quần thể loài tôm càng crayfish này sau thời gian 40 năm tuyệt chủng ở tiểu bang Nam Úc.
Loài tôm càng crayfish này nằm trong danh sách các loài được bảo vệ ở Nam Úc và nằm trong danh sách loài bị đe dọa ở tiểu bang Victoria, NSW và Vùng Lãnh thổ Thủ đô Úc.
80 con tôm càng Murray (Murray crayfish) đã được thả vào Sông Murray ở Nam Úc.(ABC Rural: Eliza Berlage)
Chuyên gia sinh thái học thủy sinh, Tiến sĩ Nick Whiterod, cho biết cơ hội tôm càng sinh sống trở lại trong hệ thống sông ở tiểu bang Nam Úc theo cách tự nhiên là rất nhỏ.
Ông nói: “Quần thể gần nhất có lẽ cách 300-400 km về phía thượng nguồn, và chúng là loài động vật to lớn và bơi chậm chạp”.
"Vì vậy, chúng sẽ không quay lại đây nếu không có sự hỗ trợ."
Ông cho biết phải mất khoảng 10 năm làm việc để bảo đảm dự án là "một việc làm đúng đắn".
Ông nói: “Chúng tôi rất tự tin rằng nơi chúng đến phù hợp với chúng và chúng có thể sống sót ở đó”.
Tiến sĩ Nick Whiterod cho biết đợt thứ hai thả tôm càng Murray sẽ giúp củng cố quần thể tôm càng Murray ở tiểu bang Nam Úc. (ABC Riverland: Elyse Armanini)
Tiến sĩ Sylvia Zukowski, là chuyên gia sinh thái học thủy sinh cấp cao của tổ chức bảo vệ thiên nhiên hoang dã Nature Glenelg Trust, cho biết việc giúp thả hai con tôm cái đang mang trứng vào hệ thống sông lần đầu tiên sau 40 năm là “khá thú vị”.
Hai con tôm cái này, mỗi con mang hàng nghìn quả trứng.
Cô nói: “Chúng sẽ xây những cái hang nhỏ trong bờ bùn, hoặc tìm một cái hang và trốn trong đó khi nó đang mang hàng ngàn quả trứng trong bụng.”
“Khi trứng nở, những con non sẽ ở trên mẹ thêm vài tháng nữa.”
“Sau đó con tôm mẹ nó sẽ bơi ra sông, giũ sạch đàn tôm con ra ngoài, và đàn tôm con có thể tự sinh sống được.”
Chuyên gia sinh thái học thủy sinh, Sylvia Zukowski, đã thả hai con tôm càng Murray cái đang có trứng vào hệ thống sông tiểu bang Nam Úc. (ABC Rural: Eliza Berlage)
Trong một sáng kiến đầu tiên của Úc, nhiều con tôm càng Murray được thả ra đã được gắn thiết bị theo dõi bằng sóng vô tuyến.
Dữ liệu được thu thập từ 30 con tôm càng được theo dõi từ lần thả đầu tiên đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành vi và môi trường sinh sống của chúng.
Nó cho thấy tất cả 30 con đều có tỷ lệ sống sót là 100%.
Tiến sĩ Whiterod nói: “Chúng tôi có thể phát hiện ra những nơi sinh sống của chúng, nên chúng tôi biết rằng chúng vẫn sống sót”.
"Nếu chúng ta có thể thả chúng trong nhiều năm và đưa càng nhiều cá thể trở lại tự nhiên càng tốt, điều đó mang lại cho loài này cơ hội tốt nhất để thiết lập quần thể ở đây và tự duy trì quần thể."
Một con tôm càng Murray được gắn thiết bị theo dõi. (ABC Rural: Eliza Berlage)
Ý nghĩa văn hóa
Tôm càng Murray (Murray crayfish) là vật tổ (totem) của người dân các Quốc gia bản địa ở địa phương.
Brenton Rigney, và Roy Giles, là những người đàn ông thuộc bộ tộc Ngarrindjeri, cho biết việc tái lập quần thể loài tôm này là một dự án có ý nghĩa văn hóa.
Ông Rigney nói “Thật tốt khi biết rằng mọi người đang tổ chức việc này,”
"Họ có thể thả tôm càng trở lại sông ở phía cuối khu rừng này và để mọi người cùng ngắn nhìn, vì tương lai của con cháu chúng ta, bạn biết đấy, điều đó khá tuyệt."
Brenton Rigney, và Roy Giles, là những người đàn ông thuộc bộ tộc Ngarrindjeri cùng với những con tôm càng Murray trong đợt thả thứ hai.(ABC Rural: Eliza Berlage)
Ông Roy Giles cho biết thật khó tin khi được gặp lại những con tôm càng này khi chúng sinh trưởng dọc theo sông Murray.
Ông ấy nói rằng ông ấy nhớ trong quá khứ, ông đã từng ăn tôm càng Murray cùng gia đình lúc thời thơ ấu.
Ông nói “Tôi nghĩ các con cái của tôi sẽ quay lại để xem những con tôm này khi chúng lớn lên một chút,”
“Tôi muốn cảm ơn những người đã làm điều này… tôi rất vui khi được góp một tay vào đợt thả tôm thứ hai này.”