Ứng cử viên Độc lập lúc bấy giờ, hiện là Nghị sĩ của Wentworth Kerryn Phelps trước các áp phích quảng cáo mang tính công kích vào năm 2018. Nguồn: AAP / DAN HIMBRECHTS

 

 

AUSTRALIA - Các nghị sĩ độc lập đang thúc đẩy sự minh bạch hơn trong các khoản quyên góp chính trị và sự trung thực trong quảng cáo chính trị trước cuộc bầu cử liên bang tiếp theo. Dự luật bầu cử công bằng và minh bạch nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch và tạo sân chơi bình đẳng cho các cuộc bầu cử.

 

Các chính trị gia độc lập và các nghị sĩ thuộc các đảng nhỏ đang kêu gọi những thay đổi đối với hệ thống bầu cử sắp tới, nhằm luật hóa kịp thời cho cuộc bầu cử liên bang tiếp theo.

 

Đảng Xanh đã hợp tác với 14 chính trị gia độc lập về Dự luật Bầu cử Công bằng và Minh bạch.

 

Mục tiêu là tăng cường tính minh bạch, cấm nói dối trong quảng cáo chính trị, giảm ảnh hưởng tài chính cũng như hạn chế các khoản quyên góp chính trị.

 

Nghị sĩ đảng Xanh Larissa Waters nói rằng đã đến lúc phải thay đổi.

 

"Chúng tôi đã chờ đợi hơn 18 tháng để chính phủ thực hiện đúng lời hứa của họ tại cuộc bầu cử là cố gắng làm trong sạch nền chính trị. Các nghị sĩ trong Đảng Xanh đã hợp lực để đưa ra một đề xuất lên chính phủ về việc chúng ta có thể làm điều này ngay hôm nay."

“Chúng ta thực sự có thể mang lại sự liêm chính cho quốc hội bằng những cải tổ bầu cử này.”

 

Đảng Lao động đã nghiên cứu việc cải tổ bầu cử kể từ khi thành lập chính phủ.

 

Một ủy ban quốc hội đã khuyến nghị giới hạn số tiền quyên góp và đưa ra luật để thúc đẩy sự thật trong quảng cáo chính trị.

 

Chính phủ chưa cho biết những khuyến nghị nào họ sẽ đưa vào luật.

 

Nghị sĩ độc lập Kate Chaney nói rằng cần có sự độc lập nhất định trong việc đưa ra những quyết định này.

“Bây giờ chúng ta không để Coles và Woolies đưa ra luật cạnh tranh trong siêu thị, nhưng dường như chúng ta đang để Lao động liên bang và Liên đảng đưa ra luật về cạnh tranh chính trị.”

 

Dự luật được đề xuất tập trung vào hai điều: quyên góp chính trị và quảng cáo.

 

 

Cải tổ quyên góp chính trị

 

Đối với các khoản quyên góp, nó bao gồm ngưỡng tiết lộ khoản quyên góp theo thời gian thực là 1.000 đô la, lệnh cấm quyên góp từ các ngành công nghiệp 'gây tổn hại xã hội', các nhà thầu chính phủ cũng như giới hạn quyên góp cá nhân, ở mức khoảng 1,5 triệu đô la.

 

Phó Giám đốc Chương trình Ngân sách và Chính phủ tại Viện Grattan Kate Griffiths cho biết các quy định quyên góp hiện tại còn lỏng lẻo.

"Úc có các quy tắc quyên góp chính trị ở cấp liên bang và trên tất cả các tiểu bang. Các quy định cấp liên bang đặc biệt không đầy đủ. Chúng rất căn bản và một số tiểu bang có các quy tắc khá mạnh, nhưng thực tế là hệ thống liên bang lỏng lẻo làm suy yếu các quy định của tiểu bang ở cấp liên bang."

 

 

Tiến sĩ Griffiths nói rằng công chúng xứng đáng được biết ai đang quyên góp tiền.

"Công chúng xứng đáng được biết ai đang quyên góp cho các đảng phái chính trị vì có khả năng các khoản quyên góp sẽ có ảnh hưởng đến các quyết định chính sách công. Việc đưa thông tin đó ra công chúng mang lại cho các nhà báo, cho quốc hội, cơ hội để chỉ ra những nơi mà họ nghĩ có thể có ảnh hưởng quá mức."

 

Dự luật không bao gồm giới hạn chi tiêu cho các chiến dịch bầu cử, mặc dù trước đây một số nghị sĩ độc lập đã thúc đẩy điều đó.

 

Nghị sĩ độc lập Andrew Wilkie cho biết ông đã thay đổi quan điểm về vấn đề này.

"Tôi đã đề xuất một dự luật quyên góp chính trị hai lần trong thời gian tôi làm việc tại Quốc hội và dự luật đó trên thực tế đã bao gồm mức trần. Tuy nhiên, tôi sẽ thẳng thắn, tôi đã rút lui khỏi quan điểm đó, bởi vì tôi nghĩ việc cho phép bất kỳ ai muốn tham gia vào quá trình bầu cử được tham gia rất quan trọng. Giả sử bạn có 10 triệu từ nhà tài trợ, chúng tôi sẽ cho bạn một mục tiêu. Vậy thì bạn có nghĩa vụ để chi 10 triệu đô la đó."

 

 

Tiến sĩ Griffiths cho rằng việc hạn chế chi tiêu sẽ là một giải pháp hợp lý.
"Nếu bạn giới hạn số tiền mà các đảng chính trị có thể chi tiêu trong các chiến dịch bầu cử, thì bạn thực sự đã lấy đi động cơ gây quỹ ngày càng nhiều để theo đuổi nhiều khoản quyên góp. Chúng ta sẽ mất đi một phần phụ thuộc hiện đang tồn tại trong hệ thống mà các đảng chính trị cần để truyền bá thông điệp của họ. Họ phụ thuộc vào các nhà tài trợ, đặc biệt là các nhà tài trợ lớn."

 

 

 

Phần còn lại của dự luật liên quan đến quảng cáo chính trị

Trước cuộc bầu cử, người Úc đã quen với việc xem các quảng cáo có tuyên bố lớn nhưng có rất ít thông tin dẫn chứng đi kèm.

 

Trong cuộc bầu cử năm 2021, Thượng nghị sĩ độc lập David Pocock đã thách thức thành công một quảng cáo gây hiểu lầm trong đó có hình ảnh ông mặc áo sơ mi của đảng Xanh.

 

Thượng nghị sĩ Pocock nói rằng người Úc mong đợi nhiều hơn từ nền dân chủ của họ.

“Người Úc thừa nhận rằng chúng ta là một nền dân chủ tuyệt vời, nhưng họ muốn làm tốt hơn. Họ muốn minh bạch hơn và có sự lựa chọn trong thời điểm bầu cử. Họ cần đạt được sự cân bằng phù hợp với cải cách bầu cử, để có sự minh bạch hơn và đảm bảo rằng chúng ta biết tiền đến từ đâu.”

 

 

Pháp luật sẽ làm sạch các quảng cáo chính trị sai sự thật hoặc gây hiểu lầm.

 

Chuyên gia thị chính trị của Đại học Quốc gia Úc, Tiến sĩ Andrew Hughes, cho biết hiện tại có ít quy định.

"Chúng khá rộng. Bạn thực sự có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn với quảng cáo địa phương ở Úc. Bất kể khu vực pháp lý nào, bạn thực sự sự có thể thực hiện bất kỳ điều gì bạn muốn, bởi vì nó kèm theo quyền tự do chính trị của. Đó là lý do vì sao pháp luật rất mở rộng, nhưng tôi nghĩ điều đó cũng quan trọng."

 

Tiến sĩ Hughes cho biết đối với quảng cáo thương mại, có những quy định chặt chẽ hơn.

"Có luật nghiêm khắc đối với các loại quảng cáo khác. Nhưng bất cứ ai tham gia đều không bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều đó. Vì vậy, với các quảng cáo thương mại khác, có những hành vi lừa đảo gây nguy hiểm. Ngày nay quảng cáo thường diễn ra rất nhanh và cần các giải pháp hành động thực hiện rất nhanh."

 

 

Tiến sĩ Hughes cho biết chính phủ không mấy mong muốn cắt giảm chi tiêu đó.

"Nó thực sự phát triển trong thời đại đại của Kevin Rudd, kể từ đó, tất cả các chính phủ đều sử dụng quảng cáo trước cuộc bầu cử, đó là một lợi thế rất lớn. Cả hai đều không muốn thay đổi điều đó."

 

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết ông đang xem xét những thay đổi trong bầu cử.

“Chúng tôi đang tham khảo ý kiến rộng rãi, bao gồm cả các dân biểu và nghị sĩ độc lập, các đảng nhỏ và đảng lớn, để xem có thực hiện cải tổ như đề xuất của Bộ trưởng hay không, Bộ trưởng Farrell có thể nhận được sự ủng hộ rất rộng rãi hay không. Quan điểm của tôi rất rõ ràng là cần phải minh bạch khi nói đến quyên góp chính trị.”