Trang mạng ‘This Way Up’. Source: SBS
Một dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần đã được thành lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cung cấp các tài liệu trợ giúp những người có thể gặp khó khăn vì bất kỳ lý do gì, kể cả do đại dịch COVID-19.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần mới được phổ biến, gọi là THIS WAY UP là sáng kiến hợp tác phi lợi nhuận của Bệnh viện St Vincent và Đại học New South Wales.
Truy cập trang web này bạn sẽ thấy các tài liệu miễn phí bằng tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Mandarin, tiếng Philippines, tiếng Hindi, tiếng Ý, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Bác sĩ Mike Millard, Giám đốc lâm sàng và chuyên gia tư vấn tâm thần của dự án THIS WAY UP cho biết các cộng đồng đa văn hóa phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
"Đây là một dự án mà chúng tôi đã bắt đầu vài tháng trước với sự hợp tác của dịch vụ dịch thuật đa văn hóa, nơi chúng tôi nhận ra rằng không có bất cứ thứ gì tương tự như thế này có sẵn ở bất cứ đâu trên khắp nước Úc. Chúng tôi đang sử dụng những kỹ năng mà chúng tôi biết rằng nó hoạt động và hiệu quả và chúng tôi đang phổ biến các thông tin này ra cho công chúng, một điều chưa từng được thực hiện trước đây."
Đại dịch đã ảnh hưởng đến người di cư, người tị nạn và sinh viên quốc tế theo những cách khác nhau. Những người sinh ra ở nước ngoài có thể cần hoặc muốn trở về nước nhưng không thể do hạn chế đi lại, trong khi kế hoạch học tập cho sinh viên quốc tế có thể đã bị thay đổi hoặc hủy bỏ và việc làm có thể bị mất.
Và đối với những người không quen biết ai ở Úc, sự cô lập và cô đơn có thể khiến mọi người cảm thấy xa rời cộng đồng hơn nữa.
Tiến sĩ Millard nói rằng có nhu cầu chưa được đáp ứng về các nguồn sức khỏe tâm thần kỹ thuật số cho các cộng đồng đa văn hóa và các kỹ năng đối phó dựa trên nghiên cứu đã được chứng minh, cho thấy chủ trương này hoạt động hiệu quả.
"Chúng tôi muốn có thể giảm thiểu nhiều rào cản nhất có thể đối với dịch vụ chăm sóc tâm thần vì có rất nhiều thông tin trong các cộng đồng khác nhau nhưng không phải thông tin nào cũng hữu ích như nhau. Một trong những điều quan trọng là rằng tất cả các tài liệu mà chúng tôi đã sản xuất đều đến từ nền tảng nghiên cứu lâm sàng và bằng chứng rất mạnh mẽ của chúng tôi, vì vậy chúng rất đáng tin cậy."
Các tài liệu bao gồm các chủ đề như trầm cảm và lo lắng cũng như cung cấp các chiến lược tự trợ giúp rất chi tiết. Ngoài ra còn có các hướng dẫn và đồ họa có thể in ra, xem trực tuyến hoặc chia sẻ với những người khác.
Chúng bao gồm các mẹo về cách lập kế hoạch chăm sóc bản thân, hít thở để thư giãn và kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như các mẹo về cách cho người khác biết cảm giác của bản thân và những gì bạn cần khi bị căng thẳng.
Tiến sĩ Millard nói rằng sự trợ giúp này đặc biệt quan trọng vào thời điểm hiện tại khi nhiều người thậm chí còn cảm thấy đau khổ hơn vì tình trạng bế tắc do đại dịch gây ra.
"Đối với tất cả chúng ta, điều cần nhớ là thực hiện mỗi ngày, bất kỳ vào lúc nào. Nhớ rằng không ổn cũng không sao. Để kiểm soát những thứ bạn có thể kiểm soát. Để chăm sóc những thứ bạn có thể kiểm soát. Để chăm sóc mọi thứ như chế độ ăn uống của bạn, chăm sóc những thứ như giấc ngủ của bạn, kết nối với gia đình, cộng đồng của bạn, đời sống tâm linh của bạn và làm ơn, hãy tử tế với chính mình."
Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh cũng được phổ biến để giúp truyền bá thông tin chính xác về chương trình triển khai vắc xin của chính phủ.
Hội đồng các Cộng đồng Sắc tộc Úc, FECCA, đang làm việc với Chính phủ Liên bang và các tổ chức khác sử dụng một ngân khoản nhỏ về cho dự án đa ngôn ngữ về COVID-19.
Giám đốc điều hành FECCA, Mohammad Al-Khafaji cho biết chương trình sẽ hỗ trợ thông tin liên quan và phù hợp văn hóa về COVID-19, cũng như việc cung cấp vắc xin.
"Chúng tôi thực sự vui mừng thông báo rằng FECCA đang quản lý chương trình tài trợ nhỏ thay mặt cho chính phủ liên bang để đảm bảo rằng cộng đồng của chúng ta có các nguồn lực cần thiết để truyền đạt thông tin sức khỏe quan trọng cho những người thân yêu và cộng đồng của họ."