Gần đây, một bông hoa xác chết  đã thu hút hàng nghìn người ở Sydney. (Nguồn: Vườn bách thảo Sydney)

 

 

 

Đóa hoa này đã làm hơn 20.000 người ở Sydney bị mũi lùi bước vào hôm tuần cuối tháng Một vừa qua, tương tự như tình huống đã xảy ra ở Geelong vào năm 2024, và trong cả hai lần, du khách đều phải xếp hàng từ hai đến năm tiếng đồng hồ để được đặc ân này.

 

Người Úc rất thích hoa xác chết, hay còn gọi là Amorphophallus titanum — một loài thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng của Sumatra, được biết đến với mùi hôi thối nồng nặc để thu hút côn trùng vào những dịp hiếm hoi nó nở hoa.

 

Nhưng có một sự thật ít người biết rằng cả hai bông hoa xác chết được trưng bày, và thực tế là nhiều bông hoa trong các vườn bách thảo trên toàn cầu, đều đến từ Adelaide, nơi đang có nỗ lực chung để bảo tồn loài hoa này.

 

Matt Coulter,  là người phụ trách làm vườn về nhân giống thực vật tại Vườn bách thảo Nam Úc (Botanic Gardens of South Australia), nơi ông đã nhân giống khoảng 200 cây hoa xác chết chỉ từ ba hạt giống nhận được hồi năm 2006.

Matt Coulter thụ phấn bằng tay cho một bông hoa xác chết trong năm ngoái. (Nguồn: Matt Coulter)

 

 

Trong đó có khoảng 100 cây được nhân giống vào năm 2013, mà ông đã gửi đi khắp nước Úc.

Ông nói, "Hiện nay, chúng tôi có lẽ là nơi có bộ sưu tập loài hoa này lớn nhất trên thế giới ",

"Tôi đã trò chuyện với mọi người ở Mỹ và Châu Âu và bộ sưu tập này thực sự rất nổi tiếng trên toàn thế giới".

 

Gần đây hơn, ông đã nhân giống hoa xác chết bằng phương pháp thụ phấn thủ công tại vườn ươm Mt Lofty của chúng, nơi ông gọi là cung điện hoa xác chết "Amorphophallus Palace".

 

 

'Hoa ăn thịt người'

Hoa xác chết đang bị đe dọa, với báo cáo của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (Union for Conservation of Nature - IUCN) chỉ còn lại 1.000 cây trưởng thành trong tự nhiên.

 

Báo cáo của IUCN cho biết nguyên nhân chủ yếu là do sự suy thoái môi trường sống và nạn phá rừng để trồng cây dầu cọ và cây lấy gỗ, nhưng loài hoa này cũng bị nhắm đến do những lời đồn đại rằng nó là "hoa ăm thịt người".

 

Khi không ra hoa hoặc nằm im dưới dạng củ trong đất, nó là loài cây  một lá khổng lồ tạm thời và cuống lá giống như thân cây được bao phủ bởi các đốm bắt chước loài địa y mọc trên các loài cây thân gỗ.

 

Những đốm này nhằm ngăn chặn các loài động vật lớn trong rừng nhiệt đới Sumatra húc đổ cây, nhưng các đốm này cũng giống như da của rắn, điều này thường dẫn đến việc cây bị phá hủy khi mọi người nhìn thấy nó mọc trên đất nông nghiệp.

 

 

Mỗi thân cây hoa xác chết có một kiểu đốm riêng giống như địa y. (ABC Radio Adelaide: Malcolm Sutton)

 

 

Lá cây thỉnh thoảng chết đi và cụp xuống, chỉ để lại củ trên mặt đất.

 

 

Khó nhân giống

Củ của loài cây này mất tới 12 năm trước khi sẵn sàng nở hoa và mỗi củ đều chứa cả hoa cái và hoa đực không thể tự thụ phấn.

 

 

Hoa cái nằm sâu bên trong cây, trong khi hoa đực cao hơn một chút. (Nguồn: Matt Coulter)

 

 

Hoa của nó chỉ nở trong ba đến bốn tiếng đồng hồ trong một buổi tối, trong thời gian nở hoa đó, chúng tỏa ra mùi thịt thối để thu hút côn trùng nghĩ rằng cây là động vật chết.

 

Tuy nhiên, những con côn trùng đó hẳn đã đến từ một bông hoa đang nở khác, phát tán phấn hoa từ hoa đực của cây đầu tiên sang hoa cái của cây thứ hai.

 

Ông Coulter cho biết, "Những con côn trùng đến tìm nơi đẻ trứng vì chúng nghĩ đó là một ít thịt chết và màu sắc của những khoảng trống rất tối, bắt chước màu của động vật chết".

 

Trong tự nhiên, các bông hoa thường cách nhau hàng cây số, nghĩa là côn trùng có thể di chuyển tới cả chục cây số để phát tán phấn hoa từ hoa đực sang hoa cái.

 

Phải mất tám đến chín tháng để một bông hoa có thể kết quả thành công, nhưng nếu không thụ phấn, hoa sẽ tàn và có thể mất vài năm nữa mới có thể thử thụ phấn lại.

 

 

Cải thiện tỷ lệ thành công

Năm ngoái, ông Coulter và nhóm của ông đã cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công khi hai cây trong vườn ươm Mount Lofty nở hoa vào hai đêm liên tiếp.

 

 

Matt Coulter đã nhân giống hàng trăm bông hoa xác thối tại Vườn bách thảo Mount Lofty. (ABC Radio Adelaide: Malcolm Sutton)

 

 

Cạo phấn hoa ra khỏi hoa đực vào đêm đầu tiên, họ cho phấn hoa vào tủ lạnh rồi tỉ mỉ sơn lên khoảng 500 bông hoa cái, nằm sâu bên trong của cây thứ hai, vào đêm hôm sau, mô tả mùi hương là "rất nồng".

Ông Coulter cho biết, "Vì đây là một mẫu vật đẹp nên chúng tôi không muốn cắt nó, vì vậy chúng tôi leo lên bằng thang",

"Chúng tôi dùng cọ vẽ quét phấn vào xung quanh nó. Vào lúc ấy, chúng tôi không biết chắc cây sẽ phát triển tốt như thế nào".

 

Quá trình thụ phấn đã thành công và hoa đã cho quả, từ đó nhóm đã thu hoạch được hơn 500 hạt.

 

Ông Coulter cho biết ông đã gửi hạt giống đến các vườn thực vật và các chuyên viên nghiên cứu trên toàn thế giới, đồng thời tiến hành thử nghiệm để chứng minh rằng hạt giống chỉ có thể được lưu trữ trong ba đến bốn tuần.

 

Ông Coulter cho biết đây là vấn đề thường gặp đới với "hạt giống tươi của loài cây mọc trong rừng mưa nhiệt đới, không thể lưu trữ như các loại hạt giống khác".

Ông nói, "Tôi đang làm việc với các vườn thực vật ở Washington, tiến hành một thử nghiệm khá lớn".

 

 

Hoa xác chết đã cho quả vào tháng Một sau khi được thụ phấn thành công. (Nguồn: Matt Coulter)

 

 

"Nhưng những gì chúng tôi thực sự sẽ làm trong tương lai là đông lạnh phấn hoa để nếu có một bông hoa khác trên thế giới, chúng tôi có thể gửi phấn hoa đó để nó có thể được thụ phấn theo cách đó."

 

IUCN cho biết, kể từ khi được đưa vào canh tác sau khi được chuyên gia thực vật học người Ý, Odoardo Beccari, phát hiện vào năm 1878, loài cây này đã được trồng ở hơn 90 vườn thực vật ở 18 quốc gia khác nhau nhưng chỉ "ra hoa thành công" khoảng 100 lần.

 

 

Một lát cắt dọc của hạt cây hoa Amorphophallus titanum. (Nguồn: Matt Coulter)

 

 

Ông Coulter cho biết, "Chúng tôi có khoảng 100 cây sắp đến tuổi ra hoa nên chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều hoa thường xuyên,"

"Mục tiêu của tôi là thụ phấn tự nhiên từ côn trùng … không nơi nào khác trên thế giới thực sự làm được điều đó."