Ống tiêm không cần kim sẽ được sử dụng trong cuộc thử nghiệm tại bệnh viện Womens and Children’s Hospital cho một loại vắc-xin Covid-19 mới. Ảnh: Michael Marschall. Nguồn:News Corp Australia

 

 

 

 

 

Các tình nguyện viên người Úc đang được tìm kiếm để  tham gia thử nghiệm lâm sàng liên quan đến vắc xin Covid-19 không dùng kim tiêm.

 

 

Giai đoạn 1, là thử nghiệm trên người,  đã bắt đầu vào tuần này tại các học viện Scientia Clinical Research, ở Sydney, Học Viện Telethon Kids Institute, ở Perth và Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em ở Adelaide.

 

 

Vắc xin dựa trên gen sử dụng các chuỗi DNA di truyền từ vi rút SARS-CoV2, vắc-xin được đưa vào cơ thể qua việc thâm nhập qua da bằng công nghệ không dùng kim tiêm.

 

 

Sau đó, DNA được hấp thụ bởi các tế bào trong cơ thể, khi ấy mã DNA tạo ra protein gai tương tự nhưng gai của coronavirus để kích hoạt phản ứng miễn dịch.

                                 

 

Thay vì dùng kim tiêm, máy phun tia được sử dụng để tiêm chủng, được thiết kế để bản đảm vắc-xin đi vào bên trong cơ thể.

 

 

Loại công nghệ này được sử dụng ở Hoa Kỳ để tiêm vắc-xin cúm nhưng chưa được chấp thuận ngoài các nghiên cứu ở Úc.

 

 

Theo Đại học Sydney, nơi đang dẫn đầu cuộc thử nghiệm, không có chất phụ gia hoặc chất bảo quản nào được sử dụng trong vắc-xin.

 

 

Trường đại học đã hợp tác với công ty công nghệ sinh học Technovalia và đối tác vắc xin quốc tế BioNet, công ty đã phát triển vắc xin DNA.

 

 

Trong giai đoạn đầu của thử nghiệm, tính an toàn của vắc-xin - bao gồm hai liều tiêm cách nhau một tháng - sẽ được nghiên cứu.

 

 

Thử nghiệm cũng sẽ xem xét liều lượng vắc-xin có thể được giảm xuống hay không. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm 150 người tham gia.

 

 

Nếu thành công, giai đoạn 2 thử nghiệm lớn hơn sẽ bắt đầu.

 

 

Nicholas Wood, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Sydney cho biết rất phấn khởi khi bắt đầu ghi danh và thực hiện thử nghiệm vắc xin Covid-19 không dùng kim tiêm đầu tiên trên toàn quốc.

 

Ông nói: “Việc bắt đầu nghiên cứu COVALIA là một cột mốc quan trọng đối với tất cả những người tham gia vào mối quan hệ hợp tác có một không hai này giữa các tổ chức Úc, ngành công nghiệp và chính phủ Úc với khoản tài trợ 3 triệu đô-la từ Quỹ Tương lai Nghiên cứu Y khoa (Medical Research Future Fund)”.

 

 

Peter Richmond, đồng nghiên cứu viên từ Học Viện Telethon Kids, cho biết điều quan trọng là phải tiếp tục phát triển vắc-xin Covid-19 vì nó có thể dẫn đến sự an toàn và đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

 

Ông nói: “Việc có nhiều loại vắc-xin hơn sẽ làm tăng năng lực vắc-xin toàn cầu để đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận với việc tiêm chủng.”

 

 

Việc ghi danh hiện đang được mở cho bất kỳ ai muốn tham gia thử nghiệm.

 

 

Truy cập trang web Scientia Clinical Research để biết thêm thông tin tại địa chỉ: http://www.scientiaclinicalresearch.com.au/covid-19-study/