Những vụ lừa đảo gây thiệt hại tài chính cho các nạn nhân. Nguồn: AAP

 

 

 

 

 

 

Một báo cáo tiêu dùng toàn quốc cho thấy người Úc bị mất số tiền kỷ lục vào tay những kẻ lừa đảo trong năm 2020. Các vụ lừa đảo gây ra thiệt hại tài chính nhiều nhất cho người Úc là lừa đảo đầu tư và lừa tình.

 

 

Vào năm 2020, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng đại dịch COVID-19, nhắm vào “các con mồi” là những người ít  đề phòng trong cuộc khủng hoảng sức khỏe.

 

 

Tổng số tiền người Úc đã bị lừa mất hồi năm ngoái là 851 triệu đô la- ở mức kỷ lục.

 

 

Con số này nằm trong bản phúc trình mớiđược công bố vào thứ Hai, từ Ủy ban Giám Sát Cạnh tranh và Bảo Vệ Người tiêu dùng Úc ACCC.

 

 

 

Phó Chủ tịch, Delia Rickard cho biết thật không may rằng, những kẻ lừa đảo đều dùng một mánh khóe tâm lý cho tất cả mọi người.

 

Ông nói "Các vụ lừa đảo khác nhau nhắm đến các nhóm đối tượng khác nhau, những người cao niên trên 65 tuổi mất nhiều tiền nhất và họ có xu hướng mắc bẫy những vụ như lừa đảo đầu tư, lừa đảo tình cảm, lừa đảo truy cập từ xa. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng trở thành nạn nhân trong các vụ lừa đảo mua sắm trực tuyến, lừa đảo tiền  coin điện tử và chúng đặc biệt hiệu quả trong việc liên kết các câu chuyện lừa đảo với các sự kiện thời sự, vì vậy, đại dịch là dịp để những kẻ lừa đảo liên tục lợi dụng."

 

 

Bản phúc trình của ACCC đã sử dụng dữ liệu từ các tổ chức như Scamwatch, ReportCyber, các cơ quan chính phủ khác, 10 ngân hàng và trung gian tài chính.

 

 

Kết quả này dựa trên hơn 444,000 báo cáo khác nhau.

 

 

Các chuyên gia, như Delia Rickard, đang cảnh báo các chiến thuật lừa đảo được sử dụng để đưa nạn nhân vào bẫy ngày càng trở nên tinh vi.

 

Ông nói "Những kẻ lừa đảo muốn lấy thông tin cá nhân của bạn để chúng có thể lấy được quyền truy cập sớm của bạn vào tiền hưu bổng hoặc quyền lợi và các loại gian lận khác. Chúng đã thực hiện các vụ lừa đảo đáng kinh ngạc khi mạo danh chính phủ và lợi dụng việc mọi người mong nghe phản hồi từ Chính phủ vào thời điểm này, khiến họ không cảnh giác khi những kẻ lừa đảo liên lạc. Giống như trong vụ cháy rừng hồi đầu năm, có một loạt các vụ lừa đảo từ thiện, nơi mọi người dường như sẵn sàng giúp đỡ những nạn nhân chân chính, nhưng sự thật lại không phải vậy."

 

 

Lừa đảo đầu tư đứng đầu danh sách, với 328 triệu đô-la bị mất - hơn một phần ba tổng số thiệt hại.

 

 

Tiếp theo là những vụ lừa tình cảm, với những nạn nhân bị mất 131 triệu đô-la.

 

 

 

Giám đốc Viện An ninh mạng của Đại học NSW, Giáo sư Monica Whitty cho biết nghiên cứu của bà đã tập trung vào những lý do khiến phụ nữ dễ bị lôi kéo vào các vụ lừa đảo tình cảm.

 

"Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ trung niên có xu hướng cho tiền nhiều hơn. Có rất nhiều câu chuyện về việc những nạn nhân trong chuyện tình cảm có nhiều khả năng là người cô đơn. Nếu bạn so sánh những người đang tìm kiếm một mối tình lãng mạn trực tuyến và những người bị lừa đảo so với không bị lừa, không có mối tương quan nào cả. Thực tế là vì họ giàu có hơn và họ có khả năng đưa nhiều tiền hơn và có nhiều khả năng được nhắm mục tiêu hơn."

 

 

 

Những người khác đã bị lừa bởi các trò gian lận chuyển hướng thanh toán, dẫn đến thiệt hại 128 triệu đô-la.

 

 

Giáo sư Whitty cho biết số vụ lừa đảo cũng đang gia tăng.

 

"Vì chúng ta không thể gặp trực tiếp để xác thực các câu hỏi và khi ta ở trong một đại dịch,  làm việc tại nhà và không được phép gặp bất kỳ ai, thì bạn thực sự không thể làm những việc thông thường như kiểm tra tính hợp lệ của người mình đang nói chuyện. Trong thời gian đại dịch, chúng ta làm việc ở nhà và không gặp những người khác, chúng ta có những người dễ bị lừa đảo hơn nhiều. Khi đại dịch mới bắt đầu, chúng tôi đã dự đoán rằng những vụ lừa đảo tình cảm sẽ lại tiếp tục tăng."

 

Bà Rickard của ACCC cho biết mặc dù phần lớn các vụ lừa đảo đến từ nước ngoài, nhưng cũng có một số vụ lừa đảo trong nước.

 

"Chúng ta có một số kẻ lừa đảo trong nước . Một trong những điều tích cực về năm 2020 là nhiều nguồn lực hơn đã được sử dụng để phòng chống lừa đảo và tóm những kẻ lừa đảo, vì vậy đã có nhiều vụ bắt giữ vào năm ngoái liên quan đến AFP, cảnh sát tiểu bang và lãnh thổ, ASIC."

 

 

 

Tổn thất tài chính trung bình cho một vụ lừa đảo là hơn 7 nghìn 600 đô-la.

 

 

 

Bà Rickard đang kêu gọi người Úc không trả lời các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của họ qua điện thoại hoặc qua thư điện tử.

 

Bà nói "Quy tắc căn bản phải là nếu ai đó liên lạc với bạn, qua điện thoại, email, SMS, bất kể họ nói họ là ai hoặc giả vờ là ai, đừng cung cấp cho họ thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt thông tin tài chính, không cho họ tiền và không cấp cho họ quyền truy cập từ xa vào máy tính của bạn và nếu bạn cho rằng vì bất kỳ lý do gì họ có thể hợp pháp, vẫn cúp máy, nhấn xóa và google tìm kiếm chi tiết liên hệ cho tổ chức và gọi điện và kiểm tra."

 

 

 

Được biết bởi vì nhiều người đã không báo với cơ quan giám sát khi họ trở thành nạn nhân của một kẻ lừa đảo, thiệt hại thực sự có thể còn cao hơn.