Biểu tượng của Facebook, Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP

 

 

 

 

 

 Thủ tướng Scott Morrison đã có cuộc họp trực tuyến với Giám đốc toàn cầu của Google, Sundar Pichai, để thảo luận về về dự luật trả phí truyền thông.

 

 

 

Ngày 4/2, Thủ tướng Scott Morrison đã có cuộc họp trực tuyến với Giám đốc toàn cầu của Google, Sundar Pichai, để thảo luận về đề xuất thiết lập một bộ quy tắc bắt buộc yêu cầu Google và Facebook phải trả phí cho việc sử dụng nội dung tin tức của các công ty truyền thông nội địa và khuyến cáo sẽ chặn hoàn toàn tính năng Tìm kiếm (Google Search) khỏi mạng internet ở Úc.

 


Tham dự cuộc họp với Thủ tướng Morrison còn có Bộ trưởng Truyền thông, Paul Fletcher, và Bộ trưởng Ngân khố, Jose Frydenberg.

 

 

Cuộc họp này được cho là nỗ lực đàm phán "phút chót" của Google trước khi Quốc hội Úc Đại Lợi đưa ra báo cáo đánh giá vào ngày 12/2 và Canberra sẽ sớm tổ chức lần bỏ phiếu cuối cùng về dự luật thu phí truyền thông.

 

 

Cuộc họp cũng diễn ra trong bối cảnh công ty công nghệ phần mềm Microsoft vừa tuyên bố mong muốn thế chân Google tại thị trường trị giá 4 tỷ AUD (3 tỷ USD) của Úc.

 

 

Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith, cho biết ông và Giám đốc điều hành toàn cầu, Satya Nadella, đã gặp Thủ tướng Úc vào tuần trước để thông báo rằng Microsoft “hoàn toàn ủng hộ” dự luật mới của Úc.

 

 

Microsoft khẳng định đủ tiềm lực “lấp khoảng trống” nếu Google thực hiện lời khuyến cáo của doanh nghiệp này tại Úc và công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft hoàn toàn có khả năng thay thế cho Googe Search.

 

 

Dự luật có tên là Luật Đàm phán truyền thông được Chính phủ Úc đưa ra vào cuối năm 2019 đã làm dấy lên cuộc tranh cãi gay gắt giữa Google, Facebook và các hãng truyền thông báo chí Úc Đại Lợi.

 

 

Dự luận này yêu cầu hai gã khổng lồ công nghệ phải thương lượng trả phí cho các hãng báo chí để sử dụng nội dung tin tức trên các nền tảng của mình.

 

 

Nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận, Canberra sẽ chính thức ban hành một bộ quy tắc bắt buộc và Google và Facebook sẽ không có quyền lựa chọn.