Cư dân ở khu phố Wollahra, phía đông Sydney, cho biết họ rất sốc sau khi phát hiện những thông điệp tục tĩu bị vẽ lên xe hơi nhắm vào nhà nước Israel. Ảnh: AAP
Ít nhất một chục chiếc xe đã bị phá hoại ở vùng ngoại ô phía đông Sydney, trong vụ việc mà Thủ tướng mô tả là hành động bài Do Thái và gây lo ngại sâu sắc cho tất cả người dân Úc. Cảnh sát New South Wales đang điều tra động cơ của vụ việc và cho biết có hai kẻ phạm tội.
Người dân ở khu ngoại ô Wollahra thuộc phía đông Sydney cho biết, họ bị sốc sau khi phát hiện những thông điệp phá hoại trên xe của họ, nhắm vào nhà nước Israel.
"Không thể tin được, chúng tôi đã sống ở đây 35 năm và đây là bệnh viện đáng yêu đối diện, một con phố yên bình, đó là điều cuối cùng trên đời mà tôi không thể tưởng tượng ra”, một cư dân.
Cảnh sát New South Wales cho biết, hai người đã được ghi lại hình ảnh trên máy quay phim CCTV, khi đang phun những khẩu hiệu xúc phạm, lên hơn một chục chiếc xe trên đường Wellington, thuộc khu ngoại ô Woollahra.
Được biết các dịch vụ khẩn cấp ban đầu được gọi đến hiện trường lúc 12:30 sáng, sau khi có báo cáo về một chiếc xe đang bốc cháy.
Ngoài ra cửa chính của một khu chung cư trên đường nầy cũng bị nhắm mục tiêu.
Nhà chức trách ước tính ,thiệt hại lên tới 80 ngàn đô la cho các phương tiện và thiệt hại tài sản có thể lên tới từ 20 đến 30 ngàn đô-la.
Thanh tra cảnh sát Adam Solah cho biết, cảnh sát đang tiến hành một cuộc điều tra để tìm hiểu động cơ của vụ việc.
Adam Solah nói, "Hai người được nhìn thấy trên CCTV đang chạy trốn, khỏi con đường Wellington sau vụ hỏa hoạn".
"Vào lúc này, vẫn còn quá sớm để xác định lý do tại sao những hình ảnh vẽ bậy lại được phun lên những chiếc xe và ngôi nhà đó, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra”.
Trong khi đó Hội đồng Do Thái của Úc đã kêu gọi cảnh sát và các chính trị gia hành động quyết liệt hơn.
Đồng giám đốc điều hành Alex Ryvchin cho biết, đây là một sự việc ảnh hưởng đến cả người Do Thái và người không phải Do Thái.
Alex Ryvchin nói, "Không có gì ngạc nhiên và chủ nghĩa cực đoan và khủng bố luôn có nhiều nạn nhân, nó luôn ảnh hưởng đến toàn xã hội".
"Vì vậy,trong khi kẻ thủ ác và câu chuyện chính của chúng có thể là cộng đồng Do Thái và nhà nước Israel, thì cuối cùng thì tất cả người Úc đều phải chịu đựng”.
Khi tiến trình dọn dẹp bắt đầu, Thủ tướng Anthony Albanese cho biết vụ việc này là một hành động bài Do Thái và chúng là những cảnh tượng đáng lo ngại, gây ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả người Úc.
Trong khi đó các thành viên từ cả hai đảng lớn, đã cùng lên án vụ việc.
Tổng Trưởng Ngân Khố Jim Chalmers cho biết, những hành động như thế này cần phải chấm dứt.
"Những gì chúng ta thấy ở Sydney là hoàn toàn và tuyệt đối không thể chấp nhận được, chúng tôi hoàn toàn lên án mọi hình thức bạo lực và ngôn từ kích động thù địch".
"Chủ nghĩa bài Do Thái không có chỗ đứng ở Úc và hành vi vô lý này cần phải chấm dứt”, Jim Chalmers.
Ngoài ra, một mối quan ngại nữa là việc trưng bày hàng chữ ‘PKK đang đến’, một ám chỉ có thể là nhóm ly khai người Kurd cùng tên được gọi là Đảng Công nhân người Kurd, được xem là một tổ chức khủng bố ở Úc.
Thượng nghị sĩ Tự do Dave Sharma cho biết, ông chưa bao giờ thấy điều gì giống như vậy.
Dave Sharma nói, "Những gì chúng ta thấy ở Úc trong 14 tháng qua, đã thử thách quốc gia của chúng ta, theo cách mà tôi chưa từng thấy trong đời và điều quan trọng là tất cả chúng ta phải hợp tác, để vượt qua tình trạng này và đưa nó trở lại đúng vị trí của nó”.
Được biết vụ việc này diễn ra trong bối cảnh báo cáo thường niên của Quỹ Scanlon cho thấy, sự gắn kết xã hội ở Úc đang ở mức thấp nhất trong 17 năm qua, với nền kinh tế, nhà ở, nhập cư và xung đột ở nước ngoài, đều tác động đến các cộng đồng ở Úc.
Có khoảng 8 ngàn người đã được khảo sát cho chỉ số này, nhằm đo lường sự gắn kết xã hội trong 5 lãnh vực khác nhau, đó là giá trị, công lý xã hội và hòa nhập, chấp nhận, gắn kết và tham gia chính trị.
Chỉ số này phát hiện ra rằng, phần lớn người Úc vẫn có cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa văn hóa, mặc dù ngày càng lo ngại về số lượng người mới đến.
Thái độ đối với tôn giáo, của tất cả các nhóm tín ngưỡng chính đang trở nên tiêu cực hơn, bao gồm cả đối với người Do Thái và người Hồi giáo, một phần là do cuộc chiến ở Gaza.
Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Victoria là Adel Salman cho biết, năm rồi là một năm đầy thách thức.
Ông cho biết, các chính trị gia đã tác động đến quan điểm của mọi người, về người Ả Rập và người Hồi giáo.
Adel Salman nói, "Họ thực sự đã khơi dậy tình cảm chống người nhập cư, chống người Hồi giáo, chống người Ả Rập, chống người Palestine".
"Và tôi nghĩ rằng, điều đó thực sự tác động đến cộng đồng Hồi giáo, cộng đồng Ả Rập, cộng đồng Palestine, những người cảm thấy, tôi đoán là, thiếu sự hòa nhập và cảm thấy thực sự không được gắn kết ở đây tại Úc”.