Cảnh sát theo dõi những người tham gia cuộc biểu tình của Palestine Tự do bên ngoài Nhà hát Opera Sydney ở Sydney, Thứ Hai, ngày 9 tháng 10 năm 2023. Israel đã tấn công vùng đất Gaza của người Palestine, giết chết hàng trăm người để trả thù cho một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử của họ khi Nhóm Hồi giáo Hamas đã giết chết 700 người Israel và bắt cóc hàng chục người khác. (Hình ảnh AAP/Dean Lewins) KHÔNG LƯU TRỮ. Nguồn: AAP / DEAN LEWINS/AAPIMAGE

 

AUSTRALIA - Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã điều tra về những tuyên bố được đưa tin rộng rãi rằng những người biểu tình ủng hộ Palestine đã hô vang khẩu hiệu 'gas the Jews 'tẩm xăng người Do Thái' trên bậc thềm của Nhà hát lớn vào tháng 10 năm ngoái là gần như chắc chắn là sai sự thật. Những người tổ chức biểu tình đã hoan nghênh phát hiện này - nhưng các nhà lãnh đạo Do Thái không đồng ý và vẫn cho rằng những lời nói tục tĩu đã được sử dụng.

 

Vào ngày 9 tháng 10 - hai ngày sau các cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel dẫn đến cuộc chiến Israel và Hamas kéo dài đến nay - Nhóm Hành động Palestine ở Sydney (Palestine Action Group in Sydney) đã kêu gọi một cuộc biểu tình đoàn kết với Gaza.

 

Những lời cáo buộc về những gì được nói ở cuộc biểu tình đó hẳn đã lan truyền khắp toàn cầu.

 

Các đoạn video cho thấy những người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà hát Opera Sydney, nơi cờ Israel đã được Hiệp hội Do Thái Úc chiếu lên.

 

Chú thích trên đoạn phim đó cho biết cụm từ "Tẩm xăng người Do Thái " đã được sử dụng nhiều lần.

 

Giờ đây, Cảnh sát New South Wales đã công bố kết quả điều tra của họ về vụ việc này.

 

Phó Cảnh sát Trưởng NSW Mal Lanyon cho biết lực lượng đặc nhiệm đã tuyển dụng một chuyên gia sinh trắc học nổi tiếng.

"Chuyên gia đó đã tiến hành phân tích âm thanh, hình ảnh và âm học của các file hình ảnh. Theo kết quả của cuộc kiểm tra đó, chuyên gia đã kết luận một cách chắc chắn rằng cụm từ đã được hô vang trong cuộc biểu tình đó, như được ghi lại trên bản ghi âm và các tập tin hình ảnh, chính xác nguyên gốc nó là 'Người Do Thái ở đâu?' 'Where's the Jews?', chứ không phải là một cụm từ khác như nó đã được chia sẻ rộng rãi."

 

Ông giải thích rằng bản thân video không cho thấy là đã được chỉnh sửa nhưng phụ đề được thêm vào thì là ý kiến chủ quan hay là sự cố tình.

 

Phó ủy viên Lanyon cũng giải thích rằng, để buộc tội hình sự, các từ ngữ sẽ phải được gán cho một cá nhân là kích động hận thù hoặc bạo lực.

 

Alex Ryvchin là đồng giám đốc điều hành [[CEO]] của Hội đồng điều hành Người Do Thái Úc nói rằng cuộc biểu tình là nỗi xấu hổ của cả nước. Đó mới là vấn đề chứ không phải là thuật ngữ, và thông báo của cảnh sát không có gì thay đổi mấy.

"Tất cả chúng ta đều đã xem đoạn phim, chúng ta đã nghe đoạn ghi âm, và ngoài ra còn có nhiều lời khai, lời tuyên thệ do các nhân chứng đưa ra chứng thực những gì đã nói vào ngày hôm đó. Nhưng cuối cùng, vấn đề lớn hơn là' Cho dù đó là 'tẩm xăng người Do Thái' hay 'người Do Thái ở đâu?', thì mỗi cụm từ đều đe dọa và ghê tởm như cụm từ tiếp theo. Vấn đề thực sự ở đây là hai ngày sau sự tàn bạo lớn nhất gây ra cho người Do Thái kể từ sau Holocaust, một nhóm người Úc - một đám côn đồ - tụ tập để đốt cờ, thả pháo sáng và đe dọa đồng bào Úc của họ, đó mới là vấn đề."

 

Ông Ryvchin nói rằng đám đông có mặt ở đó để ăn mừng vụ tàn sát, bắt cóc và hãm hiếp hàng loạt người Do Thái.

 

Nhưng Amal Nasser, một nhà tổ chức tại Nhóm Hành động Palestine, nói rằng việc mô tả lâm ly đó mang tính chất phỉ báng và không chính xác.

 

Cô cho biết hàng ngàn người đã biểu tình ôn hòa trong khoảng 4 giờ đồng hồ, trước khi những người tổ chức cảnh báo cảnh sát về một nhóm thanh thiếu niên sử dụng những khẩu hiệu bài Do Thái.

 

Theo bà Nasser, cảnh sát đã phớt lờ yêu cầu loại nhóm thiếu niên ra khỏi cuộc biểu tình.

"Việc đóng khung tất cả những người biểu tình và nhóm họ với khoảng 20 cậu thiếu niên đã đến Nhà hát Con Sò không liên quan đến cuộc biểu tình của chúng tôi và không liên hệ gì đến chúng tôi chỉ là sự tiếp nối của nỗ lực nhằm vào người Palestine và những người ủng hộ họ - như những kẻ chống đối hèn hạ, thật là quá đáng."

 

Bà Nasser cho biết bà và những người khác tại Nhóm Hành động Palestine đã kêu gọi cuộc biểu tình để đề phòng điều mà họ mô tả là "cuộc diệt chủng bạo lực" của Israel ở Gaza.

"Đến ngày 9 tháng 10, những nhận xét diệt chủng đã được đưa ra bởi những người đứng đầu chính phủ Israel, và vụ ném bom Gaza đã bắt đầu diễn ra. Chúng tôi đã đoán trước rằng sẽ có một cuộc chiến tranh chết chóc ở Gaza, và nó đã xảy ra đúng như dự đoán như chúng ta có thể thấy lúc này. Hơn 26.000 người Palestine đã bị chính phủ Israel sát hại. Vào ngày hôm đó chúng tôi kêu gọi chính phủ của chúng tôi không hỗ trợ chính phủ Israel và bảo đảm sẽ không có chiến tranh ở Gaza đã diễn ra. Nhưng thay vào đó, chính phủ của chúng tôi muốn thể hiện sự ủng hộ đối với chế độ phân biệt chủng tộc, bằng cách chiếu lá cờ của họ trên Nhà hát Con Sò."

 

Mặc dù vào thời điểm đó cuộc xâm lược trên bộ của Israel vào Gaza vẫn chưa bắt đầu, đến ngày 9 tháng 10, Liên hợp quốc báo cáo rằng gần 500 người Palestine [[493]] đã thiệt mạng bởi các cuộc không kích của Israel.

 

Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, con số đó bao gồm hơn 50 người thiệt mạng vào ngày hôm đó tại một khu chợ ở trại tị nạn Jabalia.

 

Bà Nasser nói sau cuộc biểu tình ngày 9 tháng 10, đã có những hậu quả nghiêm trọng đối với quyền tự do dân sự cũng như hình ảnh của người Ả Rập, người Palestine và những người ủng hộ họ.

 

Sau đêm đó, cảnh sát cân nhắc việc sử dụng các quyền lực hiếm khi được sử dụng để hạn chế các cuộc biểu tình có thể diễn ra sau đó, và chính quyền tiểu bang đã thông qua luật giúp việc truy tố trở nên dễ dàng hơn đối với những phát ngôn mang tính thù hằn.

 

 

Vào thời điểm đó, Thủ hiến New South Wales Chris Minns đã lên án những cảnh tượng diễn ra.

 

Và ông ấy đã giữ nguyên quan điểm đó ngay cả sau thông báo của cảnh sát, khi nói rằng đó là cuộc biểu tình là bạo lực và phân biệt chủng tộc.

 

Nhưng Jillian Segal, đồng Giám đốc điều hành của Hội đồng điều hành người Do Thái Úc, muốn thủ hiến đi xa hơn.

"Nó thực sự tùy thuộc vào chính phủ như lời khuyên của họ... tại sao họ không thể hành động, tại sao họ cho rằng không có đủ bằng chứng, rằng bạn phải thực sự xác định danh tính các cá nhân, mà không phải là truy tố một nhóm với những gì đã xảy ra và. Nếu luật phải thay đổi thì đó là điều phải thay đổi, và nếu việc chứng minh là quá khó khăn cho cảnh sát thì điều đó cũng phải được sửa đổi."

 

Chính phủ New South Wales hiện đang tiến hành một cuộc đánh giá khác về luật phát ngôn thù hận.