Các nghiên cứu gia ở Úc đã phát minh một loại băng vết thương được tính hợp với các sợi cảm biến nano có thể phát sáng khi vết thương chưa lành hẳn.

 

 

 

 

 

Các sợi cảm biến nano phát quang phản ứng với những thay đổi về nồng độ pH, khiến chúng trở nên lý tưởng để được sử dụng làm tấm cảm biến theo dõi quá trình vết thương lành lại (Credit: Đại học RMIT)

 

 

 

 

Được phát triển bởi các khoa học gia và các kỹ sư tại Đại học RMIT (RMIT University) ở thành phố Melbourne, băng gạc thông minh khai thác các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của magie hydroxit.

 

 

Dùng magie hydroxit trong việc để sản xuất băng gạc, rẻ hơn nhiều so với băng gạc có thành phần kim loại bạc nhưng không kém phần hiệu quả trong việc chống vi khuẩn và nấm, với đặc tính kháng khuẩn kéo dài đến một tuần.

 

 

Trưởng nhóm nghiêm cứu này, Tiến sĩ Vi Khanh Truong cho biết việc chế tạo băng gạc kháng khuẩn tiết kiệm chi phí được tích hợp các sợi cảm biến phát hiện tình trạng lành lại của vết thương sẽ là một bước tiến đáng kể trong việc chăm sóc vết thương.

 

 

Truong, hiện là nghiêm cứu sinh của chương trình hậu Tiến sĩ của Đại Học RMIT (Vice-Chancellor’s Postdoctoral Fellow), cho biết “Hiện tại, cách duy nhất để kiểm tra sự tiến triển của vết thương là tháo băng gạc ra, việc này vừa gây đau đớn vừa rủi ro, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công vết thương,”

 

“Loại băng thông minh mà chúng tôi phát triển không chỉ chống lại vi khuẩn và giảm viêm để giúp thúc đẩy quá trình vết thương lành lại, chúng còn có các cảm biến phát sáng để theo dõi và giám sát sụ nhiễm trùng.”

 

“Có thể dễ dàng nhận ra có điều gì bất thường với vết thương sẽ giúp giảm nhu cầu thay băng gạc thường xuyên và giúp vết thương được bảo vệ tốt hơn.”

 

“Với những nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi hy vọng băng gạc đa tính năng của chúng tôi có thể trở thành một phần của thế hệ công nghệ mới dựa trên magiê, chi phí thấp để chăm sóc vết thương theo phương thức cấp tiến.”

 

 

Magiê (Magnesium) được biết đến là chất kháng khuẩn, chống viêm và có tính tương hợp sinh học cao, nhưng rất ít nghiên cứu thực tế được thực hiện về cách nó có thể được sử dụng trên các bề mặt như băng gạc.

 

 

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học có uy tín - ACS Applied Materials and Interfaces - được cho là nghiên cứu đầu tiên phát triển tấm nano từ magie hydroxit phát sáng có thể tích hợp vào băng gạc.

 

 

Các tấm nano magiê hydroxit được lồng vào các sợi nano và phản ứng với những thay đổi về nồng độ pH. Theo RMIT, điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng để sử dụng làm sợi cảm biến theo dõi quá trình vết thương đang lành lại vì làn da khỏe mạnh có tính axit (acidic) nhẹ và vết thương bị nhiễm trùng có tính kiềm (alkaline) vừa phải.

 

 

Dưới ánh sáng UV (tia cực tím), các tấm nano sáng rực lên trong môi trường kiềm và mờ dần trong môi trường axit, cho biết các mức độ pH khác nhau và đó là dấu hiệu của các giai đoạn vết thương đang lành lại.

 

 

Nhóm nghiên cứu nói thêm rằng các tấm nano này dễ dàng được tích hợp vào bất kỳ sợi nano tương thích sinh học nào, vì vậy chúng có thể được phủ lên tấm băng gạc thông thường theo quy cách.

 

 

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các tấm nano magie hydroxit không độc đối với tế bào con người, đồng thời tiêu diệt các mầm bệnh mới có sau này như tụ cầu vàng kháng thuốc và vi  khuẩn Candida auris.

 

 

Truong cho biết quy trình tạo ra các tấm bảng nano phát quang rất đơn giản để ứng dụng vào sản xuất hàng loạt.

 

 

Ông nói: “Thông thường, băng vết thương kháng khuẩn bắt đầu mất tác dụng sau vài ngày nhưng các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loại băng mới này có thể kéo dài đến bảy ngày. Và bởi vì magiê rất dồi dào so với bạc, nên loại băng gạc cấp tiến của chúng tôi có thể rẻ hơn nhiều lần”.

(Theo theengineer.co.uk)