Sally Anne Williams. Nguồn: SBS
Chính phủ liên bang thông báo các thay đổi về chương trình di trú, khi nhắm vào các di dân có tay nghề cao, để giúp đỡ cho nền kinh tế nước Úc phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Bà Sally Anne Williams, người đứng đầu công ty Cicada Invovations, một trung tâm khởi nghiệp kỹ thuật có trụ sở tại Sydney.
Bà cho biết, việc thu hút những người xuất sắc nhất ở hải ngoại về Úc luôn luôn là một thử thách cho ngành kỹ nghệ trong nước.
Bà nói “Dĩ nhiên các doanh nghiệp ở Úc yêu thích những người mới tốt nghiệp và những người được huấn luyện từ trường lớp, thế nhưng các doanh nghiệp cũng cần những người có kinh nghiệm thực sự tại chỗ".
"Khi quí vị mang một sản phẩm hay dịch vụ lên thị trường, đó không chỉ là khoa học và nghiên cứu cùng với các tài năng có liên quan, mà chuyện đó thực sự là làm thế nào quí vị nhận được kết quả từ việc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm”.
Đó là ngành kỹ nghệ phát triển nhờ sự đa dạng và sự nối kết quốc tế.
Các doanh nghiệp hiện cố gắng thu hút những công nhân có tay nghề cao, khi biên giới quốc tế mở cửa trở lại, chính phủ liên bang cho biết một sự thay đổi lớn lao trong chương trình di trú, khi nước Úc bước vào sự phát triển dân số chậm nhất trong hơn một thế kỷ.
Chính phủ liên bang đặt kế hoạch chiêu mộ những thành phần giỏi nhất, và ưu tú nhất trên khắp thế giới, khi thiết lập một kế hoạch để dò tìm các công nhân có tay nghề cao và các doanh nhân có tài năng nhất, trong việc tập trung vào ngành chế tạo, dịch vụ tài chính, và y tế.
Chính phủ cũng tái tổ chức lại các nguồn di dân có tay nghề cao, khi gia tăng chương trình Độc lập vê Tài Năng Toàn cầu, khi dành chỗ cho 15 ngàn người và hầu như gấp đôi Chương trình Đầu tư và Sáng kiến Doanh nghiệp có 13,500 chỗ.
Ông Alan Tudge, là quyền Tổng Trưởng Di trú, cho biết: “Chúng ta biết có những cá nhân với tài năng đặc biệt sẽ đến đây để xây dựng các doanh nghiệp, trở thành các doanh nhân, cũng như trở thành các nhà khoa học hàng đầu".
"Bằng việc làm như vậy, họ tạo ra công ăn việc làm cho người khác nữa”.
Ngoài ra, việc tài trợ cho các dự án quan trọng để bắt đầu hoạt động trong nền kinh tế, các chuyên gia như bà Elizabeth Foley, là Tổng Giám Đốc của Viện Quản lý Dự án Úc Châu nói rằng, việc thu hút các tài năng đặc biệt sẽ rất quan trọng cho kết quả đầu tư.
Bà Elizabeth Foley nói “Nó sẽ mang lại sức mạnh cho sự phát triển kinh tế mà chúng ta đang tìm kiếm, những người này có thể mang lại thêm giá trị cho nền kỹ nghệ”.
Thế nhưng, việc nầy diễn ra với một sự đánh đổi cho số người có các visa làm việc, với số thu nhận các công nhân do chủ doanh nghiệp bảo trợ sẽ giảm bớt hơn 1 phần tư, còn các chỗ dành cho các visa có tài năng độc lập, bị cắt giảm đến 2 phần 3.
Ông Alan Tudge nói “Việc đó càng thêm giới hạn hơn trước và đặt ưu tiên cho một số nghề nghiệp hiện nay, như các nghề liên quan đến y tế và hầm mỏ”.
Còn đối với bà Divya Sarine, giám đốc của một nhà giữ trẻ tại Thủ đô Canberra, bà lo ngại ngành nầy sẽ bị ảnh hưởng.
Bà Divya Sarine nói “Khi đến Úc, họ mang theo cả nền văn hóa của họ, vốn là điều tốt để cho trẻ em Úc học hỏi, vốn khác biệt với phần còn lại của thế giới, cũng như họ sinh sống như thế nào và họ bàn đến những chuyện gì".
"Đó là việc học hỏi hàng ngày, mà chúng ta có có thể dạy cho các đứa trẻ”.
Được biết việc giữ trẻ chỉ là một trong nhiều ngành khác, lệ thuộc vào lực lượng lao động di dân.