Xưởng cưa của công ty Timberlink tại Tarpeena, tiểu bang Nam Úc,  đang sản xuất nhiều gỗ xây nhà hơn để đáp ứng nhu cầu. (Cung cấp: Timberlink Australia)

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngành công nghiệp gỗ đang kêu gọi kéo dài thêm thời gian của chương trình HomeBuilder của Chính phủ để giảm bớt nhu cầu đối với cả gỗ nội địa và gỗ nhập cảng.

 

 

Trong khi các đơn đăng ký mới cho chương trình HomeBuilder của Chính phủ Liên bang đóng cửa trong tuần này, ngành công nghiệp dự đoán các nhà máy chế biến gỗ sẽ chịu áp lực đáp ứng nhu cầu trong ít nhất sáu tháng tới.

 

 

Một trong những công ty sản xuất gỗ xây nhà  lớn nhất của Úc, Timberlink Australia - có các nhà máy ở South East, thuộc tiểu bang Nam Úc, vào ở Tasmania – nằm trong số các công ty chế biến gỗ thông Radiata đã tăng cường giờ làm việc.

 

 

Ian Tyson, giám đốc điều hành của Timberlink cho biết nguồn cung cấp gỗ trên toàn quốc đang khan hiếm.

 

 

Ông Tyson nói: “Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để sản xuất nhiều gỗ nhất có thể, kể cả tăng ca tại nhà máy.”

 

 

Ông cho biết nhu cầu về vật liệu xây dựng đã tăng lên kể từ đại dịch COVID-19, khi các hoạt động sửa chữa nhà cửa và khởi công xây nhà mới tăng cao.

 

 

Ông nói "Chúng tôi hy vọng tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp sẽ giảm nhẹ trong những tháng tới khi hàng tồn kho được cải thiện và mức nhập cảng được điều chỉnh.”

 

"Công ty Timberlink đang sản xuất nhiều gỗ hơn bất kỳ thời điểm nào khác, và khoản đầu tư 100 triệu đô-la của chúng tôi vào chương trình nâng cấp nhà máy ở Úc  sẽ sớm tăng thêm năng lực sản xuất của chúng tôi."

 

 

 

Tình trạng thiếu hụt gỗ trên toàn cầu.

 

OneFortyOne - công ty lâm nghiệp tổng hợp lớn nhất ở tiểu bang Nam Úc, và là công ty lớn sản xuất gỗ kết cấu - cho biết việc giảm nhập cảng cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp gỗ.

 

 

Cameron MacDonald, Tổng giám đốc điều hành của công ty này cho biết nhập cảng trước đây đã chiếm 25% nhu cầu gỗ ở Úc.

 

 

Ông MacDonald cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến ​​một hiện tượng trên toàn thế giới khi sự kích thích của chính phủ đã chứng kiến ​​rất hoạt động xây dựng nhà mới tăng lên, cũng như có nhiều người hơn sửa chữa nhà cửa, và giá gỗ ở Mỹ đã tăng gấp đôi.”

 

"Vì vậy, rất nhiều mặt hàng nhập cảng sẽ đến Mỹ hơn là đến Úc, và đó thực sự là sự sụt giảm đáng kể lượng nhập cảng."

 

 

Ông cho biết thêm mọi người đang yêu cầu chính phủ liên bang nới thêm thời hạn của chương trình HomeBuilder đó để các công ty sản xuất gỗ kết cấu có thể đẩy đáp ứng kịp một phần nhu cầu vì nó không chỉ là gỗ, mà còn là thợ xây nhà, thợ làm phụ kiện phòng tắm, và mọi thứ này đều đang thiếu hụt.

 

 

Ông nói "Mối quan tâm của tôi là sau hai năm nữa, chúng ta sẽ thấy nhu cầu về nhà mới giảm mạnh, trong khi nếu chúng ta nới lỏng các mốc thời gian cho chương trình HomeBuilder, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy nhu cầu giảm một cách chậm trãi hơn."

 

 

Victor Violante,  Phó giám đốc điều hành Hiệp Hội Lâm Sản Úc - Australian Forest Products Association - cho biết các công ty xây dựng nhà có khả năng phải đối mặt với sự chậm trễ nhiều tháng trong việc có được gỗ xây nhà.

 

 

Ông Violante nói: “Một số nhà máy chế biến gỗ đang hoạt động hết công suất, và sẽ tiếp tục hoạt động như vậy cho đến khi nhu cầu lắng xuống.”

 

"Đây là một chuyện tốt ai cũng muốn có, nhưng nó làm nổi bật nhu cầu cần phải tự cung tự cấp của nước Úc."

 

 

Nhu cầu tăng vọt xảy ra khi công ty OneFortyOne chính thức khai trương xưởng sấy gỗ đầu tiên trong số hai xưởng sấy gỗ  ở Mount Gambier, điều này sẽ thúc đẩy tính hiệu quả làm việc tại địa phương này.

 

 

Dự án trị giá 16 triệu đô-la có công suất sấy 240,000 mét khối gỗ một năm và xưởng sấy gỗ thứ hai - dự kiến ​​được xây dựng vào tháng Mười Hai - sẽ tăng gấp đôi công suất này.

 

 

Paul Hartung, Tổng giám đốc vận hành sản phẩm gỗ của xưởng chế biến gỗ Jubilee Highway Sawmill cho biết các xưởng sấy gỗ này là hiện đại nhất.

 

 

Ông nói: “Các xưởng sấy gỗ này sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng của chúng tôi khoảng 25% và 'phá vỡ tình trạng thắt nút cổ chai' trong dây chuyền sản xuất gỗ tại nhà máy của chúng tôi”.

(Theo abc.net.au)