(Ảnh: SBS)

 

Một báo cáo mới mở rộng của Đại học Melbourne về những ảnh hưởng ban đầu của đại dịch đối với đời sống tinh thần và sức khỏe của người Úc vừa được công bố. Kết quả khảo sát từ các hộ gia đình, thu nhập và việc làm ở Úc cho thấy người dân Victoria và đặc biệt là những người sống ở Melbourne bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các biện pháp phong tỏa năm 2020.

 

Một nghiên cứu mới với sự tham gia của hơn 17 ngàn người để đánh giá các tác động của COVID-19 trong năm 2020 kéo theo các đợt phong tỏa lên đời sống của dân chúng đã cho thấy rằng 45% số người được hỏi cho rằng đại dịch đã khiến cuộc sống của họ trở nên tồi tệ hơn.

 

Kết quả của Khảo sát mới nhất về Hộ gia đình, Thu nhập và Động lực Lao động tại Úc, hay còn gọi là báo cáo HILDA, đã được nhóm Nghiên cứu Kinh tế & Xã hội Ứng dụng của Đại học Melbourne công bố.

 

Báo cáo của HILDA cho thấy ngay từ trong thời kỳ đầu đại dịch tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần với mức đáng kể, nhất là ở những người Úc trẻ tuổi, từ 15 đến 34.

 

Tác giả chính của báo cáo, Giáo sư Roger Wilkins, cho biết tác động này có mối liên hệ chặt chẽ với việc chính phủ phong tỏa và đóng cửa biên giới.

"Vào năm 2020, chúng ta đã chứng kiến sự suy giảm sức khỏe tâm thần nhanh hơn nhiều so với trước đây, điều này có liên quan nghiêm trọng đến COVID, đặc biệt là Victoria và Melbourne có sự suy giảm lớn nhất. Và có lẽ nỗi sợ hãi về vi-rút không nhiều bằng những tác động bất lợi của việc đóng cửa."

 

Những kết quả về sức khỏe tâm thần này phần lớn là do làm việc tại nhà và thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội thường xuyên.

 

Báo cáo của HILDA cũng nhấn mạnh tình trạng mất việc làm gia tăng mạnh nhất trong 20 năm qua, với gần 1/20 công nhân mất việc và gần 1/10 người lao động không được trả lương.

 

Việc phong tỏa và đóng cửa ở tiểu bang có thể gây ra thiệt hại ngoài dự kiến nhưng như Tiến sĩ Wilkins đề cập trong báo cáo, các chính sách khác của chính phủ cũng đã giúp giảm thiểu tình trạng mất việc làm trên diện rộng.

"Chúng ta đã thấy tỷ lệ sa thải việc làm đạt mức cao hơn chúng ta từng thấy trong thế kỷ này, vì vậy rõ ràng có rất nhiều người mất việc đang diễn ra, nhất là những người làm việc ngắn hạn. Nhưng điều đó cũng nói lên rằng, nếu không có sự can thiệp lớn của chính phủ vào thời điểm đó, đặc biệt là với Jobkeeper, thì tình huống sẽ còn tồi tệ hơn nhiều."

 

Những phát hiện này đi một chặng đường dài để xác định những thất bại và thành công của các kế hoạch đại dịch của chính phủ.

 

Báo cáo cũng nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng có sự sụt giảm đáng kể trong năm 2020, đây là mức giảm lớn nhất trong lịch sử 20 năm của cuộc khảo sát.

 

Giáo sư Wilkins cho biết hỗ trợ tài chính của chính phủ Úc là một ví dụ về cách các chính sách có thể giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ khủng hoảng.

"Chúng tôi hiển nhiên đã thấy rất nhiều người thoát nghèo nhờ kết quả của điều này - đặc biệt là trong số những người nhận phúc lợi đề bù cho việc nghỉ làm vì coronvirusa - coronavirus supplement, và và những khoản thanh toán hỗ trợ kinh tế khác. Chúng có ảnh hưởng sâu sắc đến mức sống của những người có thu nhập thấp nhất trong cộng đồng của chúng ta. Và tôi nghĩ, trong khi có thể có những tranh luận về tính bền vững tài chính của điều đó, thì điều không thể tranh cãi là chính phủ có khả năng giúp nhiều người thoát khỏi cảnh khốn cùng về kinh tế."

 

Cuộc khảo sát hàng năm, theo dõi 9500 hộ gia đình, cũng ghi nhận sự sụt giảm năng suất làm việc khi chuyển sang làm việc tại nhà mà những người tham gia cảm nhận và tự đánh giá.

 

Đồng tác giả của báo cáo HILDA, Giáo sư Mark Wooden, phác thảo sự thay đổi mạnh mẽ này có thể đã tác động đến người Úc như thế nào.

"Rất nhiều người bị buộc phải làm việc tại nhà mà không phải ai cũng sẵn sàng cho việc đó. Họ không sống trong những ngôi nhà hoặc khu nhà được có thiết kế phù hợp để làm việc tại nhà. Họ không có phòng làm việc mà có khi phải làm việc ở bàn ăn. Họ có khi phải làm việc ở bàn ăn cùng lúc với người khác làm việc tại nhà trong gia đình và nhà họ còn có con nít chạy loanh quanh v..v tất cả những việc như vậy gây cản trở và có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động."

 

Mặc dù bị nhốt ở nhà trong thời gian phong tỏa có thể cản trở năng suất, nhưng báo cáo của HILDA cho thấy các mối quan hệ giữa các thành viên có thể đã thực sự được cải thiện trong môi trường này.

 

Kết quả cho thấy 19,1% cho biết rằng các hạn chế ban đầu của Covid-19 đã cải thiện mối quan hệ của họ, chỉ 6,6% nói rằng nó trở nên tồi tệ hơn.

 

Nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Melbourne, Tiến sĩ Esperanza Vera-Toscano giải thích.

"Đúng là trái với giả thuyết hay cuộc thảo luận đang diễn ra rằng phong tỏa có thể khiến người ta phải ở nhà với người bạn đời của mình nhiều hơn bình thường, phải làm việc nhà cùng các công việc khác, cũng như chăm sóc con cái cũng nhiều hơn - về nguyên tắc, kết quả chưa phải là kết luận cuối cùng để chỉ ra rằng mọi thứ đã xấu đi nhưng đúng là có một chút ngạc nhiên là đối với gần 20% cá nhân, việc phong tỏa khiến mối quan hệ của họ được cải thiện."

 

Kết quả khảo sát của HILDA cũng đề cập đến tác động đối với giáo dục vào năm 2020 với việc học ở nhà và hơn một nửa số phụ huynh tham gia khảo sát nhận xét đây là trải nghiệm tồi tệ.

 

Tiến sĩ Vera-Toscano nói rằng việc học từ nhà khiến cho các học sinh có học lực yếu gặp khó khăn hơn hẳn và bị mất kiến thức nhiều hơn.

"Tất nhiên Victoria vào năm 2020 là tiểu bang có nhiều người nhiễm vi-rút corona và đại dịch COVID đã khiến việc học tập trở nên tồi tệ hơn đối với một tỷ lệ số học sinh gặp khó khăn trong việc học tại nhà cao hơn."

 

Những phát hiện này và dữ liệu trong báo cáo HILDA mới nhất này chỉ đề cập đến năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng Covid-19, những phân tích về phần còn lại của đại dịch vẫn chưa được công bố.