AUSTRALIA - Một số chuyên gia dự đoán nước Úc sẽ hoàn toàn không còn tiền mặt chỉ trong vài năm tới.

 

 

Nhưng điều đó sẽ có ý nghĩa gì đối với những người có công việc phụ thuộc vào tiền giấy và tiền xu?

 

 

Trang mạng so sánh giá cả tài chính Finder nói rằng ngày càng có ít doanh nghiệp sử dụng tiền mặt.

 

 

 

 

 

Theo hầu hết các chuyên gia được khảo sát bởi Finder, nước Úc sẽ trở thành nơi không dùng tiền mặt vào năm 2031 khi dịch bệnh Covid-19 đẩy nhanh việc khai tử việc sử dụng tiền tệ vật lý (tiền mặt).

 

 

Trang mạng so sánh giá cả Finder đã khảo sát 25 chuyên gia, và 14 người trong số này - tương đương 56% - cho biết họ tin rằng nước Úc đang đi đúng hướng để loại bỏ tiền mặt trong thập kỷ tới.

 

 

Finder cho biết 89% số chuyên gia - trong số 25 chuyên gia được hỏi -  tin rằng đại dịch đã đẩy nhanh sự loại bỏ tiền mặt, một kết quả được hỗ trợ bởi phân tích gần đây của công ty, từ dữ liệu của Ngân Hàng Trữ Kim Úc Đại Lợi (RBA), cho thấy số tiền rút qua máy ATM đã giảm 65% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng Mười Hai năm 2008.

 

 

Graham Cooke, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu người tiêu dùng, cho biết vòng đời của tiền polymer đang ngắn lại.

 

Ông nói: “Finder đã dự đoán một xã hội không dùng tiền mặt ở Úc vào năm 2036 và bây giờ thậm chí mốc thời gian đó có thể còn quá xa”.

 

“Tiền mặt đã được đẩy ra rìa của nền kinh tế của chúng ta, và còn rất ít các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc sử dụng tiền mặt.”

 

 

Dữ liệu mới nhất cho thấy tháng Bảy năm nay có số lần rút tiền thấp nhất so với bất kỳ tháng Bảy nào được ghi nhận.

 

 

Một cuộc khảo sát của Finder với 1,015 người Úc cũng cho thấy 40% trong số này sử dụng ít tiền mặt hơn tại thời điểm này so với năm ngoái.

 

 

Chuyên gia Bob Breunig, tại  Đại học Quốc gia Úc - Australian National University (ANU) - cho biết những lo ngại về dịch bệnh Covid-19 chắc chắn đã thúc đẩy việc sử dụng thanh toán trên nền tảng kỹ thuật số.

 

 

Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua điện thoại di động cũng đã giúp các giao dịch trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, vì vậy bạn không còn phải mang theo ví tiền nữa.

 

 

Ông nói rằng, việc tiến tới một thế giới không dùng tiền mặt cũng loại bỏ các hình thức né thuế.

 

Giám đốc Viện chính sách thuế và chuyển nhượng của ANU cho biết: “Mọi người thường né thuế bằng cách thực hiện các công việc sử dụng tiền mặt, và, nếu không giao tiền mặt trong bí mật, thì sẽ rất dễ dàng trong việc truy theo được các giao dịch”.

 

“Một số người có thể không thích ý tưởng loại bỏ tiền mặt, nhưng xét về sự công bằng của mọi người đều phải trả cùng một số tiền thuế, thì đó là một cải tiến.”

 

Giáo sư Breunig cho biết việc tiền buộc-boa được cho qua thẻ tín dụng rất phổ biến ở Mỹ, nhưng không rõ liệu điều này có khiến mọi người cho tiền buộc-boa nhiều hơn hay ít đi.

 

“Điều khác là, tất nhiên, bây giờ khi người nào nhận được tiền buộc--boa, họ phải khai báo để hoàn thuế, nhưng một phần của ý tưởng đưa nhiều giao dịch hơn vào hệ thống là bạn thực sự có thể cắt giảm thuế.”

 

“Nếu bạn phải thực hiện nhiều giao dịch, thì bạn thực sự có thể giảm thuế, vì vậy đó là một lợi thế tiềm năng.”

 

“Tôi nghi ngờ mọi người vẫn sẽ tìm cách xoay sở với việc này bằng cách tặng những món quà không được khai báo. Chúng tôi cũng đánh thuế phúc phụ bổng (Fringe benefits tax; viết tắt: FBT) vì lý do đó ... chúng tôi biết mọi người vẫn có thể xoay sở những thứ này với những món quà không được khai báo."

 

 

Nhưng Giáo sư Breunig lưu ý, đối với người hát rong trên đường phố, thì đây có thể là vấn đề.

 

“Mọi người có thể được trả bằng hiện vật - bạn có thể tặng họ một món quà thay vì tiền mặt, hoặc có lẽ mọi người sẽ cách tân và có một chiếc iPad nhỏ để bạn quét thẻ tín dụng của mình để cho họ tiền.”

 

“Hoặc có thể thay vào đó chúng ta có thể có một hệ thống nơi những người hát rong đăng ký với hội đồng và mọi người có thể quyên góp tiền thông qua hội đồng và sau đó tiền sẽ được phân phối cho những người hát rong.”

 

 

 

Về phần những người hát rong, chiếc mũ quyên tiền thường thấy đã được thay thế bằng dụng cụ kỹ thuật số. Ảnh: Alex Coppel

 

 

 

Giảng viên kinh tế cao cấp của RMIT, Meg Elkins, đã nghiên cứu dữ liệu từ nền tảng trực tuyến The Busking Project (Những Người Hát Rong), xem xét các khoản tiền quyên cho hơn 3,500 người hát rong từ 121 quốc gia, bao gồm Úc, trước và sau khi đại dịch được tuyên bố vào ngày 11 tháng Ba năm ngoái.

 

 

Tiến sĩ Elkins cho biết đã có “sự gia tăng theo cấp số nhân” các khoản quyên góp không dùng tiền mặt cho những người hát rong kể từ ngày đó.

 

Cô nói “Những người hát rong trong nhiều thế kỷ được cho tiền xu khi biểu diễn. Nhưng mọi người không còn mang theo tiền mặt nữa nên những người hát rong thức thời đã thay đổi chiến thuật của mình ngay tức khắc.”

 

“Trước đây là chiếc mũ - bây giờ chúng tôi đã có chiếc mũ kỹ thuật số.”

 

“Những gì chúng tôi nhận thấy là một mức tăng - hơn 30 lần - đó là số liệu trước đại dịch Covid ... và nói tăng theo cấp số nhân.”

 

“Thật hấp dẫn khi thấy nó đã tăng lên chừng nào trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.”

 

“Đó là một ví dụ rất hay về phạm vi chỉ sử dụng tiền xu hoặc tiền giấy, và là một động thái tăng tốc bằng việc chi tiêu không dùng tiền mặt”.

 

 

Tiến sĩ Elkins tin rằng bây giờ mọi người có vẻ như muốn sử dụng kỹ thuật số hơn vì họ đã quen với thao tác quét mã QR.

 

Một số người hát rong cũng đã chấp nhận các khoản quyên góp "cấp độ tân tiến hơn" dưới dạng tiền bitcoin và tiền điện tử.

 

Nhiều người hát rong khắp nơi trên thế giới đang nhận tiền bitcoin. Ảnh: James Ross/AAP

 

 

Tuy nhiên, cử chỉ “đẹp đẽ” của một người ở nơi công cộng dành cho  một nghệ sĩ biểu diễn khi bỏ một tờ tiền vào chiếc mũ có thể bị biến mất.

 

Cô nói “Vào khoảnh khắc bạn cho người hát rong tiền và nhìn vào mắt người đó và bạn nhận lại được một thứ gì đó. Nếu chỉ là việc nhấn máy cho tiền và bỏ đi, bạn cũng sẽ đánh mất đi khoảnh khắc trao đổi bằng ánh mắt đó - yếu tố rất nguyên sơ đó đã có từ hàng thế kỷ trước”.