Thằn lằn da vảy đuôi ngắn là loại thường được trông thấy phổ biến ở Úc, nhưng sự được ưa chuộng của chúng ở thị trường nước ngoài đã làm dấy lên mối lo ngại. (Nguồn cung cấp: Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường)

 

 

 

 

Các nghiên cứu gia cho biết thị trường nước ngoài đối với loài thằn lằn bản địa ở khắp nước Úc này đang phát triển và hành động là cần thiết để ngăn chặn việc buôn lậu loài động vật này.

 

 

Thằn lằn da vảy đuôi ngắn shingleback – hay thằn lằn "buồn ngủ" (“sleepy” lizard) - được tìm thấy ở khắp các khu vực bán khô hạn ở các tiểu bang New South Wales, Victoria, Nam Úc và Tây Úc.

 

 

 

Có bốn phân loài, một trong số đó là loài có nguy cơ tuyệt chủng và chỉ được tìm thấy trên Đảo Rottnest Island của tiểu bang Tây Úc.

 

 

Loài thằn lằn này là loài vật nuôi phổ biến trong gia đình ở Úc, nhưng nhu cầu từ nước ngoài đang gây ra lo ngại ngày càng tăng.

 

 

Nghiên cứu của trường Đại học Adelaide và Hiệp hội Nghiên cứu Giám sát Bảo tồn - Monitor Conservation Research Society - đã phát hiện thấy số lượng ngày càng tăng thằn lằn shingleback được rao bán trên các thị trường vật nuôi độc lạ có nguồn gốc hải ngoại.

 

 

Adam Toome, một nghiên cứu gia cho biết: “Có ít nhất 13 quốc gia khác nhau trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đã quảng cáo rao bán thằn lằn đuôi ngắn shingleback.”

 

"Mặc dù số lượng thằn lằn trên thực tế được quảng cáo rao bán có thể không lớn, nhưng tác động bảo tồn đối với các loài bị đe dọa là khá đáng chú ý."

 

 

Bị nhồi vào trong một gói khoai tây chiên Pringle

Việc săn trộm và mang động vật bản địa ra nước ngoài là bất hợp pháp và bị các cơ quan hữu trách biên giới Úc kiểm soát chặt chẽ - nhưng quyền lực đó sẽ không còn tác dụng một khi động vật đã bị mang ra khỏi quê hương của chúng.

 

 

 

 

Thằn lằn Shingleback được dấu vào trong cái loa để buôn lậu ra nước ngoài. (Cung cấp: Bộ Nông Nghiệp, Nước, và Môi Trường Úc -  Department for Agriculture, Water and the Environment )

 

 

 

 

Thằn lằn Shingleback được dấu vào trong vớ để buôn lậu ra nước ngoài. (Cung cấp: Bộ Nông Nghiệp, Nước, và Môi Trường Úc -  Department for Agriculture, Water and the Environment )

 

 

 

 

 

Ông Toomes nói: “Loài bò sát này có thể dễ dàng được vận chuyển qua đường bưu điện và trong khi được gởi đi, chúng bị nhốt trong những điều kiện thật phi đạo đức.”

 

"Chúng thường được quấn trong băng keo và bị nhét vào đồ đạc như vớ, hoặc một thùng bưu phẩm nhỏ, thậm chí là bị nhét vào gói khoai tây Pringle, hoặc bị nhét vào bất cứ thứ gì con người có thể tưởng tượng ra.”

 

"Thật không may, trong khi nhiều thằn lằn được thu giữ tại cửa biên giới, rõ ràng vẫn có một số lượng đang được chuyển ra nước ngoài vì chúng tôi tìm thấy loài thằng lằn này được rao bán trên trang mạng."

 

 

 

Phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Úc - Australian Department for Agriculture, Water and the Environment - cho biết đã có sự gia tăng buôn lậu động vật bản địa từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, nhưng việc giảm lưu lượng du lịch quốc tế đã làm việc buôn bán bị chậm lại.

 

 

Bộ này đã khởi tố bảy vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã kể từ tháng Mười Hai năm 2020.

 

 

 

 

 

 

Vẻ bề ngoài độc lạ của thằn lằn da vảy đuôi ngắn thúc đẩy lòng ham muốn sở hữu từ thị trường hải ngoại. (Cung cấp: Bộ Nông Nghiệp, Nước và Môi Trường Úc - Department for Agriculture, Water and the Environment )

 

 

 

 

Ông Toomes cho biết "sức hấp dẫn" của những con thằn lằn làm vật nuôi và yếu tố mới lạ của việc sở hữu một con vật bản địa của Úc đã thúc đẩy nhu cầu muốn mua chúng.

 

Ông nói: “Những gì chúng tôi đang nhìn thấy là nhiều người muốn những gì họ không thể có.”

 

"Bởi vì những người này chưa bao giờ nhìn thấy một con thằn lằn da vảy đuôi ngắn nào trong tự nhiên, bởi vì họ không phải là cư dân Úc, sự mới lạ của việc sở hữu một con thằn lắn khiến loài này trở nên có giá trị hơn nhiều ở hải ngoại so với ở Úc."

 

 

 

Kêu gọi thay đổi sự phân loại.

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - CITES) là một hiệp định quốc tế đưa ra các biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với các loài động vật và thực vật được liệt kê.

 

 

Hiệp định này cũng cung cấp cho các chính phủ quyền tịch thu các loài nhập cảng bất hợp pháp.

 

 

Ông Toomes và các nghiên cứu gia đồng nghiệp của mình muốn chính phủ liên bang tiến xa hơn để trao cho họ có quyền tài phán lớn hơn trong việc ngăn chặn hoạt động buôn bán thằn lằn shingleback ở hải ngoại bằng cách thêm loài động vật này vào công ước CITES.

 

 

Công ước này được tạo thành từ ba phụ lục, với những thay đổi đối với hai phụ lục đầu tiên cần có sự chấp thuận chỉ có thể được cấp tại một hội nghị ba năm một lần.

 

 

Phụ lục thứ ba thì tương đối nhanh hơn, và liên quan đến việc chính phủ một quốc gia liên lạc với ban thư ký CITES, và cung cấp bằng chứng về lý do tại sao một loài cần được bảo vệ, và đây là hướng hành động mà các nghiên cứu gia muốn chính phủ thực hiện.

 

Ông Toomes nói: “Hiện chúng tôi được rằng loài này phải được đưa vào CITES thông qua nghiên cứu của chúng tôi.”

 

 

 

Phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường cho biết Bộ trưởng Môi trường, Sussan Ley, sẽ nộp đơn đưa thằn lằn shingleback vào danh sách CITES.

 

 

Không rõ liệu điều này sẽ thông qua quy trình Phụ lục III nhanh hơn hay thông qua phương pháp chậm hơn.

 

 

Phát ngôn viên Sussan Ley cho biết: “Tội phạm về động vật hoang dã là một vấn đề toàn cầu ngày càng được công nhận là một hoạt động chuyên biệt của tội phạm có tổ chức đòi hỏi phải có khả năng phối hợp để phá vỡ”.

 

“Các cuộc điều tra tội phạm gần đây đã phát hiện ra các mối liên hệ đáng kể giữa các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã ở Úc và ở nước ngoài.”

 

"Việc tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin tình báo của chúng tôi với các đối tác quốc tế là rất quan trọng để đạt được những tác động lâu dài chống lại các tổ chức buôn bán động vật hoang dã đang hoạt động ở Úc và ở nước ngoài."

(LH, Theo abc.net.au)