Luật sẽ cho phép những người sống sót sau vụ lạm dụng tìm kiếm tiền bồi thường từ các tổ chức đưa tài sản của họ vào quỹ tín thác hoặc là các tổ chức phi lợi nhuận không hợp nhất, chẳng hạn như một số nhà thờ. (ABC News: Che Chorley)

 

NAM ÚC - Những trẻ sống sót sau khi bị lạm dụng bên trong các cơ sở chăm non trẻ em nói rằng chính quyền tiểu bang Nam Úc đang trì hoãn một cách không thể giải thích được một luật cho phép họ đòi bồi thường thích đáng.

 

Nghị viện đã thông qua Đạo luật Sửa đổi Trách nhiệm

Dân sự (Trách Nhiệm đối với Trẻ em bị lạm dụng trong các cơ sở chăm sóc trẻ em) - Civil Liability Amendment Act (Institutional Child Abuse Liability) - vào năm ngoái, nhưng chính quyền tiểu bang vẫn chưa bắt đầu đưa ra phát chế, có nghĩa là đạo luật này không thể được sử dụng.

 

Đạo Luật sẽ cho phép những người sống sót sau vụ lạm dụng khởi kiện các tổ chức đưa tài sản của họ vào quỹ tín thác hoặc là các tổ chức không-đăng-ký-tư-cách-pháp-nhân (unimcoprated organisation), chẳng hạn như một số nhà thờ.

 

Đạo luật này cũng sẽ cho phép các tòa án dành ra các  khoản tiền do thỏa thuận bồi thường mà có trước đây được trả cho những người sống sót sau vụ lạm dụng, cho phép họ có thể có được các tiền bồi thường tiềm năng lớn hơn khi tổ chức chăm non trẻ em có thể bị kiện về hành vi lạm dụng.

 

Steve Fisher, là người trong nhóm vận động Beyond Abuse, cho biết những người sống sót sau vụ lạm dụng cần chính quyền thực thi đạo luật này ngay lập tức.

 

Anh nói: "Những người bị lạm dụng nói rằng họ đã chờ quá đủ rồi, họ muốn biết tại sao."

"Nam Úc là tiểu bang duy nhất không thể đi đến giải quyết ổn thỏa cho những tổn thương tâm lý mà những người bị lạm dụng đã phải gánh chịu.”

"Và những người này đang bị tổn thương nặng nề."

 

Các sửa đổi đã được đề xuất vào năm 2015 bởi Ủy ban Hoàng gia điều tra về Lạm dụng trẻ em trong tổ chức chăm sóc trẻ - Royal Commission into Institutional Child Abuse - nhằm kiểm tra xem những người đã trải qua việc bị lạm dụng được quyền yêu cầu bồi thường hoặc đền bù đúng đắn từ các tổ chức chẳng hạn như những nhà thờ giữ tài sản của những người này trong quỹ tín thác, hoặc là những tổ chức không đăng ký pháp nhân có thể bị kiện.

 

Các tiểu bang khác đã ban hành những thay đổi luật dưới nhiều hình thức khác nhau, và Nam Úc là tiểu bang cuối cùng thông qua luật.

 

Steve Fisher, nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Tasmania, chụp ảnh vào tháng 3 năm 2022. (ABC News: Monte Bovill)

 

Kyam Maher, Tổng Chưởng Lý cho biết việc trì hoãn việc thi hành luật là do tính chất phức tạp của những thay đổi.

Ông nói "Đó là sự thay đổi có tính chất kỹ thuật và chúng tôi muốn bảo đảm rằng chúng tôi làm đúng điều này để những người từng là nạn nhân khi còn nhỏ có cơ hội tốt nhất có thể được bồi thường và khởi kiện  các tổ chức chăm sóc trẻ em đó, và để những tổ chức này không thể lẫn tránh".

 

Nhưng ông ấy không cho biết ngày bắt đầu thi hành luật sửa đổi.

 

Ông nói: “Chúng tôi đang tìm cách thực hiện điều đó càng sớm càng tốt.”

 

Những người đấu tranh ủng hộ luật sửa đổi nói với báo ABC rằng họ không mấy tin tưởng vào sự bảo đảm của chính quyền mới đương nhiệm, bởi vì ban đầu họ thậm chí còn không biết ông bộ trưởng nào chịu trách nhiệm thì hành các luật sửa đổi.

 

Thư tín về vấn đề này lần đầu tiên được gởi đến bà Katrine Hildyard, là Bộ trưởng Bảo vệ Trẻ em, trước khi chính quyền nhận ra luật này thuộc trách nhiệm của Tổng Chưởng Lý.

 

Một người đã trải qua vụ bị lạm dụng, yêu cầu giấu tên, nói với ABC rằng chính quyền đã khiến những người đã từng bị lạm dụng thấy bị bỏ rơi khi chính quyền không thực hiện luật sửa đổi ngay lập tức.

 

Người này nói "Thật đáng thất vọng khi chính quyền không nghĩ đến các nạn nhân và tất cả những đau đớn và đau khổ mà họ đã phải trải qua".

"Có rất nhiều nạn nhân cần luật này được thông qua để họ có thể quay lại và xem xét sửa chữa những gì cuộc sống của họ đã trải qua và tận dụng những khoản tiền bồi thường đó".

 

Người đã từng bị lạm dụng này nói thật kỳ lạ khi Nam Úc lại tụt hậu so với các tiểu bang khác. Anh nói: “Adelaide là thành phố của các nhà thờ và có cảm giác như các nhà thờ có ảnh hưởng nhiều hơn chính phủ.”