Một nghiên cứu về bệnh tim mạch đã tập trung vào thành phần cholesterol Nguồn: AAP

 

 

Trong khi hiểm họa của dịch bệnh coronavirus giảm bớt tại Úc, thì các chuyên gia y tế yêu cầu mọi người nên chú tâm đến tình trạng tim mạch của họ. Các cơn đau tim và đột quỵ hiện gây nhiều tử vong nhất tại Úc, thế nhưng một cuộc nghiên cứu mới cho thấy nhiều người không uống đủ thuốc để chữa bệnh.

 

 

Mỗi ngày có 10 người Úc chết vì bệnh tim.

 

Ông Leo Tanoi là người hiểu biết rất rõ về hiểm họa này.

 

Leo Tanoi nói “Vì vậy mỗi ngày tôi tự nhủ, cha tôi qua đời vào tuổi 52 vì bệnh tim và do cơn đột quỵ . Nay tôi 50 tuổi và tôi phải có trách nhiệm với bản thân”.



Bệnh tim mạch có thể là do di truyền, thế nhưng cũng liên hệ đến dinh dưỡng và tập thể dục.

 

Thế nhưng quí vị biết gì về quả tim của mình, nó dập như thế nào và nó có khỏe mạnh không?

 

Những câu hỏi này sẽ giúp quí vị có câu trả lời thích đáng về sức khỏe tim mạch của mình một căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Úc.

 

Một cuộc khảo sát do Viện Tim Mạch Úc Châu thực hiện cho thấy, một phần ba người Úc không biết về các dấu hiệu điển hình của cơn đau tim.

 

Vì vậy đặt câu hỏi về quả tim mình và nhịp đập của nó, là một điều hữu ích cho mình.

 

Các cơn đau tim là do nhiều yếu tố tích lũy trong suốt cuộc đời và nó chỉ nổ ra khi bước qua ngưỡng của tuổi 45.

 

Gần một phần mười người Úc từ 30 đến 65 tuổi đã được bác sĩ nói rằng họ có nguy cơ cao về một cơn trụy tim trong năm năm tới.

 

Các yếu tố di truyền và thói quen như hút thuốc, thiếu tập thể dục và chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng khả năng bị đau tim.

 

Với trọng lượng 150 kí lô, ông Leo Tanoi bị chứng cao cholesterol, khiến ông có nguy cơ bị đột quỵ.

 

Vì vậy người cựu cầu thủ bóng bầu dục đã hành động, khi giảm bớt được 30 kí và liên tục uống thuốc.

 

Thế nhưng một phúc trình của Viện Tim Mạch và Tiểu Đường Baker cho thấy, nhiều người có mức cholesterol cao đã không giảm bớt các nguy cơ có thể xảy đến cho họ.

 

Cuộc nghiên cứu tìm thấy hơn 100 ngàn người Úc vốn bị bệnh tim đã đã bị đột quỵ hay tai biến trước đây, thì hầu như phân nửa trong số họ không giảm bớt mức cholesterol xuống mức an toàn.

 

Việc này diễn ra, mặc dù đa số đến 79 phần trăm hiện được cho toa uống thuốc, thế nhưng giáo sư Tom Marwick thuộc viện nói trên nói rằng, người ta không rõ liệu các bệnh nhân có quên uống thuốc hay không, hay chỉ đơn giản là chẳng uống thuốc chi cả.

 

Tom Marwick: “Việc đó thực sự hoàn tất tiến trình chữa trị, thế nhưng còn phải kiểm soát về phản ứng của việc này, rồi nếu điều này vẫn chưa đủ thì cần phải thêm thuốc men khác, để đạt được kết quả”:

 

Tác giả cuộc nghiên cứu đề nghị các cuộc hẹn gặp bác sĩ gia đình, để theo dõi hầu có thể cứu được mạng sống.

 

Trong khi đó dữ liệu của Quỹ Tim Mạch Úc cho thấy, tỉ lệ tử vong của người Úc bản địa cao gấp 2 lần so với tỉ lệ chung của cộng đồng.

 

Quỹ này cho rằng, Úc không thể cứ tiếp tục tự mãn khi nói về vấn đề sức khỏe của người Thổ dân.

 

Olataga Alofivae-Doorbinnia nói "Tại sao chúng ta không đi bộ sau khi dùng bữa thay vì kiếm chỗ đặt lưng nằm nghỉ”.

 

Nhóm gồm những phụ nữ người Thổ dân ở miền tây Sydney, cùng tham gia lớp tập thể dục nhịp điệu dưới nước, nhằm ngăn ngừa một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

 

Cô Kay Bussell, người thường xuyên tham gia các buổi tập của lớp, cho hay: "Nhiều người chúng tôi bị mắc bệnh tim. Một số bị đau tim, bị xơ vữa động mạch vành hay đau thắt ngực...".

 

Dữ liệu mới nhất của Quỹ Tim Mạch Úc cho thấy, tỉ lệ tử vong của người Úc bản địa cao gấp 2 lần so với tỉ lệ chung của cộng đồng, thậm chí, ở một số vùng, tỉ lệ này cao gấp 3 lần.

 

Phụ nữ người Úc bản địa ở vùng Lãnh thổ phía Bắc nằm trong số những khu vực có tỉ lệ tử vong do các bệnh về tim mạch cao nhất.

 

Tính ra, tỉ lệ phụ nữ người Thổ dân ở đây phải nhập viện do các bệnh tim mạch cao gấp 6 lần so với tỉ lệ trung bình cả nước.

 

Trong khi đó, bà Olataga Alofivae-Doorbinnia là một bác sĩ tại vùng miền tây Sydney nói rằng, các bác sĩ gia đình cần hiểu biết về nền văn hóa của bệnh nhân, để có thể giúp đỡ họ duy trì một cuộc sống lành mạnh.

 

Olataga Alofivae-Doorbinnia:  “Thay đổi thực phẫm không phải là một ý kiến hay, thế nhưng nên xem lại mức độ của khẩu phần, xem xét việc chuẩn bị thức ăn và cung cấp các khuyến cáo về việc chúng ta sẽ có bữa ăn thịnh soạn như vậy, rồi những gì chúng ta sẽ làm sau đó".

"Tại sao chúng ta không đi bộ sau khi dùng bữa thay vì kiếm chỗ đặt lưng nằm nghỉ”.

 

Còn ông Leo Tanoi hiện có kế hoạch tận hưởng những năm tháng trời cho còn lại, bằng cách luôn luôn kiểm soát sức khoẻ về tim mạch của mình.