Ben Johnston hiện đang theo khóa huấn luyện kéo dài hai năm trong ngành công nghiệp hạ tầng cơ sở. Ảnh: SBS
AUSTRALIA - Một chiến dịch mới đã được phát động trên mạng xã hội, nơi những người khuyết tật và đồng nghiệp của họ đang viết thư ngỏ cho các nhà tuyển dụng, để mô tả những nơi làm việc trong tương lai mà họ muốn thấy. Người ta hy vọng chiến dịch mang tên 'Ông chủ Tương lai Thân mến' sẽ tạo ra nhiều nhận thức hơn trong việc làm, để nơi làm việc trở nên dễ tiếp cận và toàn diện hơn.
Ben Johnston tốt nghiệp trung học năm 2020.
Chàng trai 20 tuổi, hiện hoàn thành chương trình thực tập 2 năm trong ngành cơ sở hạ tầng, với hy vọng kiếm được việc làm trong ngành quản trị kinh doanh.
Ben Johnston nói “Hiện tại, tôi đang làm việc trong nhóm nhân sự, nên đại loại là làm việc dưới quyền của đối tác kinh doanh nhân sự, chỉ là núp bóng bà ấy và hoàn thành các nhiệm vụ kinh doanh căn bản cũng như viết thư".
"Tôi bắt đầu công việc thực tập này trong công việc quản lý dự án và sau đó chuyển sang lãnh vực mãi dịch hàng hoá, đó là một trải nghiệm rất tốt khi có được các khía cạnh khác nhau”.
Khi sinh ra, anh ta bị mù hoàn toàn.
Anh ấy nói rằng, tham gia vào lực lượng lao động là một quá trình học tập cho tất cả mọi người.
Anh nói “Rất nhiều công ty mà tôi phục vụ đã không làm việc với người khuyết tật, chứ chưa nói đến khiếm thị hoàn toàn".
"Vì vậy, tôi đoán đó là một đường cong học tập lớn cho mọi người, chỉ để hiểu cách tôi làm việc".
"Điều đó tôi đoán trở ngại lớn nhất khi đến với nó, là bạn biết những thứ như tìm bàn làm việc của mình và việc đi lại trong văn phòng".
"Tất cả những điều nhỏ nhặt đó, đi từ trạm xe buýt đến văn phòng mất nhiều thời gian hơn so với những gì các bạn sẽ học, vì vậy tôi phải được đào tạo thêm trước khi bắt đầu làm việc”.
Anh hy vọng kinh nghiệm của mình, sẽ tạo ra một con đường cho những người khuyết tật khác, muốn tham gia vào lực lượng lao động.
“Toàn bộ ý tưởng làm việc với người khuyết tật là, giao tiếp cởi mở từ cả hai bên và tôi nghĩ nếu điều đó được thiết lập, thì khả năng thực sự là vô tận”
“Thưa ông chủ tương lai, tên tôi là Ben Johnston và tôi muốn có một cơ hội công bằng và những cơ hội bình đẳng.”
Những khả năng đó là điều mà chiến dịch có tên là ‘Dear Future Boss’ hay ‘Ông Chủ thân mến’, hy vọng khai thác được.
Được phát động trước Ngày Quốc tế Người khuyết tật vào Thứ Bảy 3 tháng 12, chiến dịch kêu gọi những người khuyết tật và đồng nghiệp của họ, viết một bức thư ngỏ trên mạng xã hội tới các nhà tuyển dụng, mô tả nơi làm việc có thể trở nên như thế nào một cách bao quát hơn.
Trong khi đó vận động viên khuyết tật Ellie Cole, là Đại sứ cho chiến dịch.
Ellie Cole nói “Chúng tôi thực sự muốn phát triển các suy nghĩ về người khuyết tật và không gian hòa nhập tại nơi làm việc".
"Vì vậy chiến dịch ‘Dear Future Boss’ là một cơ hội thực sự tuyệt vời, để mọi người bày tỏ tiếng nói của mình trên một tờ giấy".
"Hãy thực sự cho thấy bạn dễ bị tổn thương và trung thực tại nơi làm việc, mà họ muốn có thể nhìn thấy”.
Được biết chiến dịch này được phát động, sau một phúc trình hàng năm của nhà cung cấp dịch vụ việc làm cho người khuyết tật lớn nhất của Úc, cho thấy:
- Có 58 phần trăm người lao động khuyết tật Úc, cảm thấy lo lắng về việc tiết lộ tình trạng khuyết tật của họ, với người sử dụng lao động.
- 39 phần trăm báo cáo kết quả công việc kém, do che giấu tình trạng khuyết tật của mình.
- Và 30% cho biết đã trải qua những hậu quả tiêu cực, sau khi tiết lộ tình trạng khuyết tật của mình.
Trong khi đó bà Lisa Buckley, 56 tuổi, là người bị thiểu năng trí tuệ nhẹ.
Bà Lisa Buckley nói “Chúng tôi bị rất nhiều sự phân biệt đối xử, từ một số nơi làm việc không tốt lắm và điều đó cần phải dừng lại”.
Sống với một chứng khuyết tật không nhìn thấy ngay được, bà Buckley hy vọng những người chủ tương lai, có thể nhận thức rõ hơn về cách làm cho nơi làm việc của họ có thể thích ứng được.
Bà nói “Chỉ vì tôi trông không có vẻ gì là bị khuyết tật, không có nghĩa là tôi không có khuyết tật".
"Hãy tuyển dụng nhiều người giống như tôi hơn và để cho họ cơ hội, tất cả chúng ta đều đáng tin cậy như những người khác”.
Còn bà Fiona Kalaf là Tổng Giám Đốc Dự Án tại Dịch Vụ Việc Làm ở công ty APM.
Bà Fiona Kalaf nói “Cách tốt nhất để tạo ra nơi làm việc dành cho người khuyết tật, với tính đa dạng và hòa nhập, là thuê mướn người khuyết tật".
"Chúng tôi đang nhìn thấy những lợi lộc lớn lao mà người khuyết tật mang lại cho nơi làm việc, qua cách suy nghĩ, hành động, cách tương tác cũng khác nhau".
"Hiện nay có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng, nơi làm việc dành cho người khuyết tật, thực tế là một nơi làm việc tuyệt vời và hiệu quả”.
Đối với những người khuyết tật, điều quan trọng nhất là lấy lại tiếng nói của họ.