Hình ảnh một đợt đốt cây cỏ có kiểm soát trên vùng đất bản địa Wunambal Gaambera Country, tiểu bang Tây Úc.
AUSTRALIA - Thổ dân Úc đã sử dụng lửa để chăm sóc đất đai trong hàng chục nghìn năm qua. Bằng chứng cho thấy các hoạt động đốt rừng theo lối cổ truyền của Thổ dân không chỉ giúp giảm cường độ và tần suất cháy rừng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái lành mạnh.
Cultural Burning – tạm dịch Đốt cây cỏ theo phương pháp văn hóa truyền thống của Thổ dân Úc - là một hoạt động quản lý đất đai mà người thổ dân ở Úc đã sử dụng trong hàng thiên niên kỷ.
Bằng chứng cho thấy hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch duy trì nguồn sống, bảo vệ hệ sinh thái, và phòng chống cháy rừng.
Hoạt động này có nhiều cách thức, nhưng cốt lõi là sử dụng lửa để đốt sạch bụi cỏ, cây cỏ mọc um tùm, và nguồn gây cháy tích tụ trên đất theo thời gian.
Catherine Goonack, là chủ tịch của tổ chức bảo vệ quyền lợi người bản địa Wunambal Gaambera Aboriginal Corporation, là một trong những người nắm giữ truyền thống đốt lửa ở Úc ngày nay. Bà đã học được cách đốt lửa theo văn hóa truyền thống bản địa trực tiếp từ tổ tiên của mình. Ảnh: Russell Ord cho WGAC
Trong nhiều thế hệ kể từ khi thực dân hóa, hoạt động đốt rừng, bụi cỏ theo cách của Thổ dân trên diện rộng đã bị gián đoạn do bị tước đoạt đất đai và mất đi bản sắc của người thổ dân.
Catherine Goonack, Chủ tịch của Tập đoàn thổ dân Wunambal Gaambera là một trong những người nắm giữ truyền thống đốt bụi cỏ ở Úc ngày nay.
“Cha tôi, ông ấy bảo chúng tôi hàng năm phải đốt thì mới có mùa màng mà thu hoạch lương thực.”
“Giống như những người già biết cách đốt rừng làm sao để giữ cho đất đai được màu mỡ,” bà Goonack nói.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các khu vực cảnh quan của Úc dễ bị cháy hơn và dễ bị cháy rừng tàn phá hơn, kể từ khi Anh xâm chiếm.
Trong khi việc ngăn chặn việc đốt các lùm cây, bụi cỏ theo phương pháp thổ dân dưới thời cai trị của thực dân là một yếu tố chính, thì sự kết hợp của điều này với biến đổi khí hậu đã dẫn đến việc tăng đáng kể lượng nguyên liệu gây cháy trong tự nhiên.
Nhưng kiến thức và kỹ năng đánh giá thời điểm thích hợp và đốt đúng cách vẫn tồn tại cho đến ngày nay được truyền qua nhiều thế hệ những người bảo vệ truyền thống.
Bà Goonack nói, “Vậy nên, nó vẫn tiếp diễn. Chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi chủ trương nếu bạn không đốt rừng, đốt bụi, thì sẽ không phát triển và không có gì để làm cho đất đai được màu mỡ trở lại”.
Kỹ năng đánh giá thời điểm thích hợp và cách đốt cây cỏ đúng cách vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Jeremy Kowan, là kiểm lâm viên người bản địa Uunguu và Chủ sở hữu truyền thống của vùng đất Wunambal Gaambera. Ảnh: Mark Jones cho WGAC
Nếu việc đốt rừng truyền thống được chứng minh là có hiệu quả, tại sao không khôi phục nó ở khắp mọi nơi?
Trong những năm gần đây, các học giả và chuyên gia quản lý cháy rừng đã ngày càng quan tâm đến kiến thức về kỹ thuật đốt bụi cỏ truyền thống, được chia sẻ bởi những người cao tuổi và cộng đồng của Thổ dân.
Bà Goonack đã đồng sáng tác một nghiên cứu ghi lại tình hình cháy rừng ở vùng xa xôi phía bắc Kimberley, tiểu bang Tây Úc, đã được cải thiện như thế nào sau khi tái áp dụng hình thức đốt bụi cỏ theo phong tục Thổ dân trên diện rộng.
Bà Goonack nói, “Giống như 10 năm qua, chúng tôi đã theo dõi để ngăn chặn các vụ cháy rừng lan rộng.”
“Trong những năm qua, tình trạng cháy rừng có lúc nặng lúc nhẹ. Một số vụ cháy rừng rất nghiêm trọng đã xảy ra. Vì vậy, bây giờ chúng tôi đã quay lại đúng hướng”.
Ông Vigilante giải thích thêm về các kỹ thuật quản lý đốt bụi cỏ ở Bắc Kimberley: “Nhiều đợt đốt bụi cỏ được thực hiện bằng xe cộ, vài đợt đốt bụi cỏ phải cần đến việc đi bộ vào rừng cây. Chúng tôi cũng sử dụng máy bay vì chúng tôi hiện đang chăm sóc gần một triệu héc-ta đất.” Ảnh: WGAC
Nghiên cứu phát hiện ra rằng bốn nhóm Chủ sở hữu truyền thống đã quản lý thành công việc giảm thiểu các vụ cháy rừng nghiêm trọng, vốn trước đây đã thống trị thảo nguyên nhiệt đới ở phía bắc Kimberley.
Prescribed Burning - Đốt bụi cỏ theo tiến trình, còn được gọi là đốt bụi cỏ ngăn chặn cháy rừng, đốt bụi cỏ có kiểm soát, hoặc đốt vụi cỏ để giảm nguy cơ cháy rừng, là một phương pháp quản lý các vụ cháy rừng trong đó lửa được đốt lên có chủ đích trong các điều kiện cụ thể để đạt được lợi ích về an toàn và lợi ích môi sinh.
Trevor Howard là Giám đốc quốc gia về Đốt bụi cỏ theo quy trình tại Hội đồng Cơ quan Cứu hỏa và Dịch vụ Khẩn cấp Úc (AFAC).
Đốt bụi cỏ có kiểm soát phục hồi sự màu mỡ cho đất đai như thế nào?
Gareth Catt, Quản lý quan hệ đối tác về sa mạc tại Liên minh sa mạc bản địa, đã làm việc với các kiểm lâm Thổ dân trên khắp Lãnh thổ phía Bắc, Tây Úc và Nam Úc kể từ năm 2012.
Phần lớn công việc của ông tập trung vào việc tích hợp các hoạt động đốt bụi cỏ văn hóa Thổ dân truyền thống vào bối cảnh hiện đại ở quy mô lớn.
Ông Catt tin rằng thành công của hoạt động đốt lửa văn hóa như một cách tiếp cận chủ động đối với cháy rừng nằm ở cách thức thực hiện, tập trung vào việc ưu tiên các nhu cầu của cảnh quan.
Ông cho biết có sự quan tâm mới đối với kiến thức truyền thống về giảm thiểu cháy rừng.
Giáo sư Anthony Dosseto chia sẻ một số bằng chứng mới nhất về vấn đề này.
Ông là một trong những nhà nghiên cứu đứng sau cuộc điều tra năm 2024 so sánh tác động đến độ màu mỡ của đất, khi các cơ quan chính phủ thực hiện đốt chặn so với các hoạt động đốt theo văn hóa Thổ dân.
Nghiên cứu được tiến hành chung bởi các học giả của Đại học Wollongong và các thành viên của Hội đồng đất đai thổ dân địa phương Ulladulla.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai cách đều có tác động tích cực đến đất bằng cách tăng độ ẩm và giảm mật độ.
Nghiên cứu chung của các thành viên Hội đồng Đất đai thổ dân địa phương Ulladulla và các học giả từ Đại học Wollongong phát hiện ra rằng đốt cây cỏ có kiểm soát theo phương pháp truyền thống của Người Bản địa cải thiện đáng kể chất lượng đất, cho phép nhiều chất dinh dưỡng và vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Ảnh: Paul Jones (UOW).
Giáo sư Dosseto cho biết vấn đề không phải là so sánh việc đốt theo quy định với việc đốt bụi cỏ theo truyền thống bản địa.
Thay vào đó, trọng tâm là chia sẻ bằng chứng và hiểu biết sâu sắc về vai trò của việc đốt theo truyền thống bản địa trong việc giảm thiểu cháy rừng và sức khỏe hệ sinh thái—một vai trò mà cộng đồng Người Thổ dân đã hiểu rõ trong nhiều thiên niên kỷ.
Với vai trò là Giám đốc quốc gia về Đốt rừng theo quy định, Trevor Howard của AFAC liên lạc với các dịch vụ cứu hỏa, cấp cứu và đất đai trên khắp Úc về thông lệ tốt nhất và cải tiến liên tục trong công tác quản lý hỏa hoạn.
Ông cho biết sự hồi sinh của việc đốt cây, bụi cỏ theo truyền thống bản địa vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Và mức độ hưởng lợi của từng tiểu bang và vùng lãnh thổ từ việc này sẽ phụ thuộc vào sự tham gia của họ với những người bản địa bảo vệ rừng.
Ông Howard nói, “Bởi vì trên khắp nước Úc, chúng tôi có rất nhiều nhóm người Thổ dân, và mỗi nhóm đều có sự gắn bó riêng với quốc gia của họ.”
“Vì vậy, thực sự cần có các cơ quan của tiểu bang và vùng lãnh thổ làm việc với các nhóm này để hiểu mong muốn và nhu cầu của họ, đồng thời họ phát triển các hoạt động truyền thống bản địa theo cách riêng của họ tại chính vùng đất thuộc về họ.”