Hàng chục nghìn con mực nang di cư đến vùng biển gần Whyalla để sinh sản vào mùa đông hàng năm. (Ảnh:  Carl Charter)

 

NAM ÚC - Địa điểm di cư sinh sản lớn nhất của mực nang Úc hiện nằm trong Danh sách Di sản Quốc gia.

 

Mỗi mùa đông, hàng chục nghìn con mực nang k Úc hổng lồ di cư đến các bờ biển nước nông, nhiều đá ở Point Lowly, gần Whyalla, để sinh sản, trong một khu vực được gọi là Khu Duyên hải Bảo tồn Mực nang (Cuttlefish Coast Sanctuary Zone).

 

Khu vực đó hiện nằm trong Danh sách Di sản Quốc gia (National Heritage List), bên cạnh các địa điểm như bờ biển Bondi Beach, Công viên Quốc gia Uluru Kata-Tijuta và Rạn Đại san hô Great Barrier Reef.

 

Bộ trưởng Môi Sinh và Nước, Tanya Plibersek, cho biết động thái này sẽ bảo vệ "màn trình diễn ánh sáng dưới nước" ở Úc.

 

Bà nói: “Việc di cư hàng năm của mực nang Úc khổng lồ đến Bờ biển Cuttlefish là một kỳ quan thiên nhiên.”

"Mực nang đã thể hiện một màn trình diễn ngoạn mục về màu sắc, biến hình, và chúng tạo ra thứ gần như là một màn trình diễn ánh sáng dưới nước.”

"Khu bảo tồn Cuttlefish Coast làm tăng thêm giá trị di sản nổi bật cho các khu bảo tồn ven biển quý giá của Úc và giúp phát triển sự hiểu biết về lịch sử tự nhiên độc đáo của chúng ta."

 

Mực nang quần tụ ở vùng nước xung quanh Whyalla để sinh sản và giấu trứng dưới đá. (Nguồn cung cấp: SARDI)

 

Thượng nghị sĩ Karen Grogan cho biết ngoài việc là một cảnh tượng đáng chú ý, sự di cư của mực nang là một yếu tố thu hút chính đối với ngành du lịch trong khu vực.

 

Cô nói “Khu vực này là một nguồn tài nguyên khoa học phong phú – liệt kê nó là một bước quan trọng trong việc bảo vệ và bảo tồn địa điểm,”

"Bằng cách liệt kê địa điểm này, chúng tôi đảm bảo rằng mực nang có thể tiếp tục sự kiện sinh sản ngoạn mục này, cũng như hỗ trợ nghiên cứu sâu hơn về loài độc đáo này."

 

Khu bảo tồn Cuttlefish Coast là địa điểm thứ mười của tiểu bang Nam Úc nằm trong Danh sách Di sản Quốc gia, cùng với các địa điểm như hang động Koonalda Cave, và Khu hóa thạch Ediacara tại Công viên Quốc gia Nilpena Ediacara.

 

Lệnh cấm đánh bắt mực nang Úc khổng lồ ở Vịnh Spencer Gulf, phía bắc Arno Bay, sẽ hết hiệu lực vào tháng Năm năm nay. (Ảnh: Ocean Photography Australia)

 

Đây không phải là lần đầu tiên mực nang được chú ý, với việc chính quyền tiểu bang tái áp đặt lệnh cấm đánh bắt vào tháng Năm năm ngoái.

 

Lệnh cấm đánh bắt mực nang Úc khổng lồ ở Vịnh Spencer Gulf phía bắc Arno Bay, và ở Wallaroo.

 

Chính quyền tiểu bang trước đây lần đầu tiên đưa ra lệnh cấm vào năm 2013 khi số lượng mực nang di cư giảm xuống còn 13.000 con, so với 200.000 con chỉ vài năm trước đó.

 

Lệnh cấm đó đã được gỡ bỏ vào năm 2020 khi quần thể mục nang khổng lồ đạt 240.000 con, nhưng lệnh cấm đã được áp dụng lại vào năm ngoái.

 

Lệnh cấm hiện nay sẽ hết hạn vào ngày 13 tháng Năm.