Những người ủng hộ muốn thúc đẩy quyền LGBTIQ+ ở khu vực Thái Bình Dương. Ảnh: Getty
AUSTRALIA - Khi hàng ngàn người hội tụ về Sydney để ăn mừng Lễ hội World Pride trong hai tuần, những người ủng hộ đang kêu gọi chính phủ Úc sử dụng vị thế ngoại giao của mình để thúc đẩy quyền của nhóm LGBTIQ+ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các nhóm LGBTIQ+ tại Úc muốn nguồn tài trợ có mục tiêu để cải thiện cuộc sống và quyền tự do của những người dễ bị tổn thương nhất.
Ymania Brown sinh ra ở Samoa là một người phụ nữ chuyển giới Fa'afafine đáng tự hào. Danh tính của cô gắn liền với một nền văn hóa đa dạng giới được công nhận từ lâu.
"Tất cả những điều này cho thấy LGBTI, cộng đồng của tôi đã giải quyết vấn đề này hàng nghìn năm, bằng cách chấp nhận mọi người về những gì họ làm và họ mang lại."
Tuy nhiên những người LGBTIQ+ trên khắp các đảo quốc Châu Á Thái Bình Dương vẫn bị gạt ra ngoài lề về mặt pháp lý, theo luật thường có từ thời thuộc địa.
Isikeli Vulavou từ tổ chức với tên gọi ‘Mạng lưới Tình dục và Giới tính Mạng đa dạng Thái Bình Dương’ giải thích.
Nhà vận động, Isikeli Vulavou, nói "Trước thời thuộc địa, có rất nhiều giới tính không chuẩn mực đã có mặt ở khu vực Thái Bình Dương cho đến khi những người thực dân đổ bộ lên vùng đất của chúng ta."
“Họ thay đổi cách mọi người nhìn vào những giới tính không theo chuẩn mực. Kỳ thị, phân biệt đối xử, và bạo lực, tất nhiên, là một phần lớn trong trải nghiệm của những người thuộc nhóm LGBTQ ở Thái Bình Dương khi họ lớn lên.”
Trong số các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương được coi là ưu tiên viện trợ của Úc, có 14 quốc gia hiện có luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới, mặc dù mức độ thực thi khác nhau.
Bảy trong số các quốc gia là ở Thái Bình Dương, nơi các quyền hợp pháp dành cho người chuyển giới và người đa dạng giới tính cũng bị hạn chế.
"Nhiều thành viên của chúng tôi không thể tiếp cận các dịch vụ và lĩnh vực quan trọng bao gồm y tế. Không nhiều người cảm thấy tự tin khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử."
Một số quốc gia cũng đang tiến hành tăng cường hạn chế các mối quan hệ đồng giới.
Vào tháng 12, Indonesia đã thông qua luật hình sự hóa quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong thời gian ba năm.
Khi chính phủ đảng Lao động đang tìm cách cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng Thái Bình Dương, họ đang soạn thảo một kế hoạch phát triển mới.
Những người ủng hộ, như Anna Brown, Giám đốc điều hành của cơ quan Bình đẳng Úc 'Equality Australia' nhận thấy cơ hội để chính phủ liên bang ưu tiên thúc đẩy các quyền trong khu vực.
Điều này có nghĩa là chính phủ tài trợ có mục tiêu để trao quyền cho các cộng đồng để thực hiện thay đổi. Họ cần một chiến lược tổng thể để thúc đẩy cách tiếp cận của Úc đối với những vấn đề này và sự lãnh đạo bên ngoài, một đại diện cấp cao để ủng hộ quyền con người của nhóm LGBTI ở trong và ngoài nước.
Trong năm tài chính 2019-2020, Úc chỉ chi 700.000 đô-la để hỗ trợ các chương trình LGBTIQ+ ở nước ngoài.
Điều đó mờ nhạt so với các quốc gia như Canada, đã chi 25 triệu đô-la.
Hà Lan, nhà hỗ trợ lớn nhất đã phân bổ 75 triệu đô-la.
Đây là Dave Scammel, Cố vấn cấp cao tại Dự án Từ thiện Toàn cầu Global Philanthropy Project.
"Trong thập niên qua, tôi nghĩ rằng bối cảnh ngân sách tổng thể bị thu hẹp, các vấn đề về LGBTI đã thực sự bị bỏ qua, trong khi các nước khác đã thực sự mở rộng sự hỗ trợ của họ."
Các tổ chức cấp cơ sở trong khu vực nói rằng nguồn tài trợ sẽ thay đổi cuộc sống.
Midnight Poonkasetwattana, là giám đốc điều hành của APCOM, Liên minh Châu Á Thái Bình Dương về Sức khỏe Tình dục Nam giới.
"Các nhóm LGBT, đang làm những công việc thực sự quan trọng hướng đến những người bị thiệt thòi nhất, không được chính phủ hỗ trợ, khi bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bị thiệt thòi ngay cả khi có cơ hội."
Chính phủ đảng Lao động của Úc định vị Đảng của mình là người hỗ trợ mạnh mẽ cho cộng đồng,
Trong một tuyên bố với SBS News, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh việc bổ nhiệm "một Đại sứ Nhân quyền mới, người sẽ làm việc để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu, bao gồm cả cộng đồng LGBTQI+."
Những người ủng hộ nói rằng ngoại trưởng Úc, Penny Wong, một nhân vật chủ chốt trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, có thể đóng một vai trò nổi bật.
Châu Á Thái Bình Dương sẽ là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự - tại hội nghị Nhân quyền World Pride Human Rights vào tuần tới.