Hình ảnh lính cứu hỏa dập tắt một trận cháy rừng ở Bilpin, thuộc vùng Blue Mountains. Ảnh: AAP
Lần đầu tiên, các nhà khoa học ghi nhận mối quan hệ trực tiếp, giữa khói do cháy rừng và sự khởi đầu của các kiểu thời tiết, liên quan đến lũ lụt trên diện rộng. Trọng tâm nghiên cứu của họ là vụ cháy rừng tàn khốc, trong Mùa hè Đen năm 2019 ở Úc và những tháng lũ lụt xảy ra sau đó.
Các trận cháy rừng được mô tả như là ngày tận thế, với ngọn lửa cao 60 hoặc 70 mét.
Được biết gần 2 triệu hecta rừng bụi đã bị thiêu rụi trong các vụ cháy rừng Mùa hè Đen ở Úc, khi ngọn lửa tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng.
Các thành phố của Úc bị che khuất bởi màn khói mù mịt bao trùm màn hình tivi và thiết bị, khi màn khói bị gió cuốn trôi đi.
Một số màn khói lớn đến mức, chúng thậm chí nhấn chìm một phần của New Zealand.
Bầu trời cuối cùng đã quang đãng trở lại, nhưng những khí thải đó không biến mất.
Trong khi đó Tiến sĩ Tom Mortlock của Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, thuộc Đại học New South Wales cho biết, một số khí thải đã đi vào bầu khí quyển và bay xa hơn qua Biển Tasmania.
Tiến sĩ Tom Mortlock nói “Khói đã đi xuyên qua Đông Nam Thái Bình Dương, đến một mức độ, mà nó làm tăng độ che phủ của mây trên phần đó của đại dương và giảm nhiệt độ bề mặt nước biển trên Thái Bình Dương".
"Bây giờ, Đông nam Thái Bình Dương thực sự là một một phần quan trọng của đại dương, xét theo các dao động phía nam của El Nino".
"Đó là nơi chúng ta thường thấy sự khởi đầu của một sự kiện El Nino, hoặc sự khởi đầu của một sự kiện La Nina".
"Bất kỳ yếu tố bên ngoài nào, chẳng hạn như mây che phủ, chắc chắn có thể thúc đẩy hệ thống rơi vào trạng thái này hay trạng thái khác”.
Được biết các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ, đã quan sát thấy những khí thải đó.
Họ phát hiện ra rằng, chúng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự khởi đầu, của kiểu thời tiết La Nina năm 2020.
Giáo sư Pete Strutton đến từ Trung tâm Nghiên cứu về Khí hậu Cực độ, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Úc châu.
Ông nói rằng tác động của những sự kiện này, được cảm nhận ở mọi nơi trong hệ thống khí hậu.
“Tôi nghĩ điều thực sự thú vị ở đây, đó là một ví dụ thực sự rõ ràng về cách mọi thứ trong hệ thống khí hậu, được kết nối với nhau".
"Vì vậy chúng ta đã có một cách thức đối phó với những đám cháy rừng này trên đất liền, gây ra hiệu ứng trong bầu khí quyển và sau đó gây ra hiệu ứng trên các đại dương, rồi vào toàn bộ khí hậu gây ra sự kiện La Nina này".
"Các sự kiện thời tiết La Nina và El Nino xảy ra ở Thái Bình Dương, nhưng chúng có sự phân nhánh toàn cầu, nên tác động của những sự kiện này được cảm nhận ở mọi nơi trong hệ thống khí hậu”.
Được biết hiện tượng thời tiết La Nina mang lại điều kiện mát mẻ hơn và lượng mưa cao hơn ở Úc, vốn hiện tượng nầy thường xảy ra một cách tự nhiên.
Thế nhưng Giáo sư Pete Strutton cho biết, nghiên cứu này lần đầu tiên quan sát thấy, các vụ cháy rừng trong Mùa hè Đen quá lớn đến mức, chúng đã góp phần vào sự phát triển của nó.
Giáo sư Pete Strutton nói “Vì vậy hệ thống luôn thay đổi, cũng như luôn có những nhiễu loạn đẩy nó theo cách này hay cách khác, để thành El Nino hoặc La Nina".
"Vì vậy trong trường hợp này, các đám cháy chắc chắn đã giúp đẩy hệ thống vào La Nina”.
Tình trạng đó đã mang đến sự tàn phá của nó, dưới hình thức lũ lụt lan rộng.
Grant Nicholson, một cư dân sống ở thị trấn Forbes, là người nằm trong số những người bị ảnh hưởng.
Grant Nicholson “Trong vòng 12 tháng, từ ngày 21 tháng 11 năm 2011 đến ngày 22 tháng 11 năm 2011, tôi đã phải đối mặt với 3 trận lũ lụt ở đây và một vài trận gần như nước đã tràn qua sân nhà tôi, tràn vào 3 lần rồi tràn qua nhà tôi 2 lần”.
Được biết cuối cùng, nước Úc đã phải chịu đựng trong 3 năm về ảnh hưởng của La Nina.
Và trong khi các vụ cháy rừng góp phần gây ra vụ cháy rừng đầu tiên, Giáo sư Strutton cảnh báo không nên đổ lỗi cho chúng về 2 vụ cháy tiếp theo.
Giáo sư Pete Strutton nói “Về mặt kỹ thuật, La Nina kéo dài đến khoảng năm 2020 đến đầu năm nay, vậy đó là 3 trận liên tiếp với các vụ cháy rừng xảy ra ngay vào đầu 3 năm đó".
"Các tác giả nói rằng, họ không mong đợi chứng kiến ảnh hưởng kéo dài như vậy của khói của cháy rừng đối với khí hậu".
"Nó có thể tồn tại trong 1 năm chứ không phải 3 năm”.