Các vệ tinh nhân tạo sẽ giúp phát hiện ra tín hiện ra-da của tàu và máy bay đối phương. (Supplied: Công Ty phát triển hệ thống tác chiến điện tử DEWC Systems)

 

 

 

 

 

NAM ÚC - Nhiều công ty ở tiểu bang Nam Úc đang nghiên cứu việc phát triển các vệ tinh cỡ nhỏ sẽ được phóng lên không gian để bảo vệ lực lượng phòng vệ của Úc.

 

Các vệ tinh này, đang được phát triển bởi công ty phát triển hệ thống tác chiến điện tử - DEWC Systems, có khả năng phát hiện các tín hiệu ra-dar nguy hiểm tiềm tàng từ các lực lượng quân địch.

 

Ian Spencer, Giám đốc điều hành của DEWC Systems, cho biết hình thức chiến tranh điện tử (Electronic Warfare- EW) này ngày càng trở nên quan trọng.

 

Ông Spencer nói: “Tất cả các loại vũ khí được sử dụng, ngoại trừ trong trận chiến mặt giáp mặt, đều có những loại vũ khí nhắm mục tiêu hoặc dẫn đường dựa vào tín hiệu ra-dar”.

 

Ông Spencer cho biết các vệ tinh nhân tạo sẽ giúp phát hiện tín hiệu ra-dar phát ra từ máy bay và tàu của đối phương ở khoảng cách xa.

 

Ông nói: “Điều đó mang lại cho chúng ta lợi thế về công nghệ và hình ảnh rõ ràng hơn để chúng ta có thể tránh tiếp xúc không cần thiết với kẻ thù.”

 

"Có nghĩa là chúng ta không cần phải ở trong tầm ngắm của ra-dar của đối phương.

 

"Vì vậy, nếu tôi đang ở trên máy bay chẳng hạn - tất cả chúng ta đều đã xem bộ phim Top Gun và những bộ phim khác tương tự, phi công sẽ nhận được âm báo  cho họ biết rằng máy bay của họ đã bị tên lửa của đối phương khóa mục tiêu - đó là EW (tác chiến điện tử), đó là việc xác định rằng ai đó đang sử dụng tín hiệu ra-dar và nó chuyển sang một phương thức hoạt động đặc thù gây nguy hiểm. "

 

 

Ông Spencer nói sẽ "tốt hơn nếu chúng ta biết điều đó và không bị biến thành mục tiêu".

 

Ông nói "Vì vậy, nếu bạn có một nhóm vệ tinh nhân tạo, điều đó sẽ cung cấp cho chúng ta khả năng nhìn thấy những việc đã diễn ra (hình thấy quá khứ), hoặc nhìn thấy một khu vực mà bạn đang nằm trong tầm hoạt động,  và cố gắng xác định những tín hiệu ra-dar đang ở trong tầm quan sát của chúng ta, cách các tín hiệu ra-dar đó đang hoạt động, và sử dụng những tính hiệu ra-dar đó để xác định vị trí máy bay và tàu của đối phương”.

 

 

 

 

Dữ liệu công nghệ vệ tinh được thu thập vào tháng tới.

Vào tháng tới, một  hỏa tiễn sẽ được phóng từ bãi phóng thử nghiệm hỏa tiễn do tư nhân điều hành lớn nhất thế giới gần khu vực Koonibba, phía tây tiểu bang Nam Úc, với vệ tinh mô phỏng nhỏ hơn, trên khoang của nó.

 

Vệ tinh mô phỏng có kích thước bằng một chiếc bảng trắng, sẽ được phóng lên không gian bằng tên lửa với mục đích thu thập thông tin để phát triển công nghệ vệ tinh.

 

Vệ tinh mô phỏng  sẽ đến rìa không gian, và phóng ra một chiếc dù trước khi quay trở lại Trái Đất.

 

Ông Spencer nói: “Vụ phóng thử là một bước quan trọng và sẽ giúp xây dựng khả năng của chúng tôi trong việc làm cho lực lượng quốc phòng Úc tự lực cánh sinh”.

Một khi thông tin được thu thập, các vệ tinh sẽ bước vào giai đoạn chế tạo, và mọi người hy vọng chúng sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2023.

 

Bãi Thử nghiệm Koonibba (Koonibba Test Range) được xây dựng bởi công ty Southern Launch, công ty đặt trụ sở chính tại thành phố Adelaide vào tháng 9 năm 2018.

 

Địa điểm này đặc biệt độc đáo vì nó kéo dài 145 km trong công viên quốc gia không có người ở, trong khi nhiều địa điểm phóng tên lửa khác nằm gần nước có thể gây khó khăn cho việc thu nhặt lại thiết bị.

 

Bãi Thử nghiệm Koonibba nằm trên vùng đất Thổ dân cách Ceduna khoảng 40 km về phía Tây Bắc, và công ty Southern Launch cho biết họ đã hợp tác chặt chẽ với cộng đồng Bản địa địa phương.

 

Giám đốc điều hành của công ty Southern Launch, Llyod Damp, cho biết khoảng 14 người Bản địa địa phương sẽ được thuê để giúp đỡ vào ngày 15 tháng Chín khi đợt phóng thử hỏa tiễn đầu tiên được lên lịch diễn ra.

 

Ông Damp nói: “Chúng tôi rất tự hào và rất vui mừng được tuyển dụng các thành viên của cộng đồng Koonibba để giúp chúng tôi xây dựng bãi phóng cũng như vận hành bãi phóng hỏa tiễn.”

 

"Họ sẽ khoanh vùng các tuyến đường, cùng làm việc với các dịch vụ khẩn cấp,  và làm việc với bất kỳ thành viên nào của công chúng đến xem sự kiện phóng thử."

 

 

 

 

Dự án sử dụng người Bản địa

Chủ tịch Hiệp hội Thổ dân Cộng đồng Koonibba (Koonibba Community Aboriginal Corporation), bà Kevina Ware, hoan nghênh các cơ hội đào tạo và việc làm.

 

Bà Ware nói: “Các thành viên cộng đồng đã thực hiện khóa đào tạo về điều khiển giao thông, và đó là nơi sẽ tạo ra công ăn việc làm.

 

"Các nhân viên sẽ bảo đảm có các rào chắn tại chỗ và khu vực này được bảo đảm an toàn khi họ thực hiện việc phóng thử, vì vậy điều đó tốt cho các thành viên cộng đồng đang hưởng trợ cấp lao động."

 

Bà Ware cho biết dự án có thể khuyến khích trẻ em địa phương làm việc trong lĩnh vực vũ trụ.

 

Bà Ware nói: “Chúng tôi có thể sẽ mời kỹ sư hàng không vũ trụ đến trường của chúng tôi vào lúc này, đây là việc đơn giản để có thể truyền cảm hứng cho trẻ em.

 

"Ai mà biết được, một Andy Thomas thứ hai có thể là cư dân Koonibba."

 

Mr Damp hy vọng một đợt phóng thành công vào tháng tới sẽ thu hút sự chú ý của toàn cầu đến địa điểm phóng vệ tinh này.

 

Ông nói: “Một khi chúng tôi đã chứng minh được tất cả các khả năng, điều này sẽ mở ra cánh cửa cho các khách hàng quốc tế khác đến Úc và thử nghiệm và xác nhận hệ thống tên lửa của họ trước khi có thể được sản xuất”.

 

Lần phóng thử đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng Chín, với lần phóng thứ hai dự kiến vào ngày 19 tháng Chín.