Người lao động Úc hiện không ưu tiên sự nghiệp của họ để đổi lấy sức khỏe tinh thần và phúc lợi của họ. Ảnh: AAP

 

 

 

 

Dữ liệu mới cho thấy  ông chủ các công ty đang bị buộc phải chấp nhận một "hợp đồng xã hội mới", trong đó các công ty có vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ phúc lợi cho nhân viên và thúc đẩy thay đổi xã hội.

 

 

Nghiên cứu do đại công ty Atlassian của Úc, chuyên về phần mềm, ủy thác cho thấy nhiều nhân viên trong 12 tháng qua đã không ưu tiên sự nghiệp của họ để đổi lấy sức khỏe tinh thần và phúc lợi của họ.

 

 

Cuộc khảo sát trên 1,200 người Úc cho thấy hơn 3/4 muốn chủ nhân của họ lên tiếng về các vấn đề xã hội.

 

 

Con số tương tự ở những người được hỏi muốn các công ty "nên có mối quan tâm" đến tác động xã hội cũng như hiệu quả tài chính của họ.

 

 

Trong khi đó, hơn 35% người lao động cho biết họ sẽ bỏ việc nếu niềm tin của công ty không phù hợp với họ. Con số này bao gồm gần một nửa số người được hỏi là những người sinh ra trong  "thế hệ Z" (“thế hệ Z” [gen z] là những người được sinh ra trong khoảng thập niên 1990 đến 2010).

 

 

Mặt khác, hơn 2/3 số người được hỏi đồng ý rằng một công ty, khi tuyển dụng nhân viên, nói thẳng ra về các vấn đề xã hội sẽ hấp dẫn nhân viên hơn.

 

 

Những người đồng sáng lập công ty Atlassian, Mike Cannon-Brookes và Scott Farquhar, cho biết những tiến bộ công nghệ đang tạo ra "cuộc chiến toàn cầu trong việc tuyển dụng nhân tài" và các công ty  phải làm nhiều hơn nữa để giữ chân những người giỏi nhất.

 

 

Công ty Atlassian, vào đầu năm nay, cho biết nhân viên của họ có thể làm việc vĩnh viễn từ bất kỳ địa điểm nào, ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.

 

 

Ông Farquhar nói: "Chúng ta đang trong một cuộc chiến toàn cầu trong việc tuyển dụng tài năng và nhân viên muốn sự thay đổi. Chưa bao giờ kỳ vọng hơn đối với doanh nghiệp cao, và cách chúng ta phản ứng với tư cách là nhà lãnh đạo lại quan trọng như lúc này".

 

 

Nghiên cứu cho thấy sức khỏe tinh thần đã trở thành "vấn đề quan trọng hàng đầu" đối với nhân viên trong năm 2021, sau một năm bị giới hạn đi lại, và thay đổi thời gian, nơi chốn làm việc đại dịch coronavirus gây ra.

 

 

Sức khỏe tinh thần vượt qua "giá cả sinh hoạt" khi trở thành mối quan tâm hàng đầu của người lao động.

 

 

Theo khảo sát, gần bảy trong số 10 nhân viên cho biết họ sẽ cân nhắc từ chối thăng chức nếu đánh đổi với sức khỏe tinh thần của mình.

 

 

Hơn nữa, 40% số người được khảo sát cho biết công ty họ làm việc là nơi cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần quan trọng nhất của họ.

(LH, Theo perthnow.com.au)