Ấn Độ đang thúc đẩy việc sao cho các nước nghèo sản xuất vắc-xin dễ dàng hơn. (AP: Rafiq Maqbool)

 

 

 

 

AUSTRALIA - Bộ trưởng Thương mại Úc, Dan Tehan, cho biết nước Úc sẽ ủng hộ một nổ lực quốc tế thúc đẩy từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property - IP) đối với vắc-xin COVID-19 vì tỷ lệ lây nhiễm tăng cao trên toàn cầu kéo dài đại dịch và tạo điều kiện chín muồi cho các biến thể mới.

 

 

Ấn Độ và Nam Phi đã dẫn đầu chiến dịch thay đổi các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong nỗ lực giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ dàng sản xuất và bán các phiên bản vắc-xin sao chép (vắc-xin generic) COVID-19 với giá rẻ hơn so với loại vắc-xin nguyên thủy được sản xuất bởi các gã khổng lồ dược phẩm đa quốc gia như Pfizer.

 

 

Hồi đầu năm, Hoa Kỳ cũng đã ủng hộ đề xuất này, nói rằng cần có "các biện pháp phi thường" để tăng cường sản xuất vắc xin trên toàn cầu nhằm chống lại sự lây lan của vi-rút.

 

 

Patricia Ranald, thành viên của Mạng lưới Đầu tư và Thương mại Công bằng Úc Đại Lợi (Australian Fair Trade and Investment Network), hoan nghênh việc ông Tehan "thay đổi từ việc ủng hộ các cuộc đàm phán sang việc ủng hội thực tế cho việc miễn trừ TRIPS [trade-related aspects of intellectual propert : các khía cạnh liên quan đến thương mại của sở hữu trí tuệ]", đồng thời nói thêm rằng "hành động lớn hơn lời nói".

 

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ hành động bằng cách bày tỏ sự ủng hộ công khai rõ ràng  trong cuộc họp với chính phủ Ấn Độ và tại cuộc họp hội đồng TRIPS của WTO vào ngày 14 tháng Chín."

 

 

 

Trước đây, ông Dan Tehan đã từng nói rằng chính phủ đã “chuẩn bị tư thế trong việc xem xét hủy bỏ sỡ hữu trí tuệ đối với vắc-xin”. (ABC News: Matt Roberts)

 

 

 

Việc từ bỏ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước ít giàu hơn, nhưng một số quốc gia Âu Châu đã chặn đề xuất tại cuộc họp của WTO vào đầu năm nay, một phần vì họ lo ngại việc từ bỏ quyền sỡ hữu trí tuệ có thể không khuyến khích các công ty dược phẩm đổ tiền vào nghiên cứu và phát triển.

 

 

Chính phủ Úc cũng đã cảnh báo rằng bản thân việc miễn trừ (quyền sỡ hữu trí tuệ) sẽ không đủ để tăng cường sản xuất ồ ạt vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu, phần lớn, đơn giản là, do hầu hết các quốc gia không có cơ sở sản xuất tiên tiến hoặc nhân viên lành nghề cần thiết để sản xuất chúng.