(Ảnh:SBS)
AUSTRALIA - Queensland cấm thả bóng bay hàng loạt và Nam Úc cấm các loại bát và đĩa nhựa. Cả ba tiểu bang Tây Úc, Nam Úc và Queensland sẽ chấm dứt việc dùng que nhựa trên tăm bông. Vào năm tới, Nam Úc và Tây Úc sẽ loại bỏ ly nhựa và nắp cà phê, túi đựng trái cây và rau củ bằng nhựa cũng như hộp đựng đồ ăn mang đi bằng nhựa. Úc sử dụng hơn 3 tấn nhựa mỗi năm, trong đó gần 85% là vào các bãi rác thải và phần lớn đi vào các đường nước.
Các lệnh cấm nhựa mới đã có thêm hiệu lực ở ba tiểu bang của Úc, trong khi việc loại bỏ dần các mặt hàng sử dụng một lần vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước.
Các lệnh cấm túi nhựa có vẻ như đang đưa Úc đi vào con đường tránh xa những rác thải không cần thiết.
Người Úc sử dụng hơn 3 tấn nhựa mỗi năm, trong đó gần 85% là vào các bãi rác thải.
Nhưng trên đường đi từ nhà ra bãi rác thì phần lớn rác thải nhựa đã trôi xuống các đường nước.
Shane Cucow, Giám đốc Chiến dịch Nhựa tại Hiệp hội Bảo tồn Biển Úc cho biết các chương trình tái chế nhựa hiện tại của chúng ta chỉ thu được một tỷ lệ nhỏ rác thải nhựa.
"Chúng tôi ước tính có khoảng 30% nhựa trên thế giới đang bị đẩy ra đại dương và điều này cũng tương tự ở Úc. Khi bạn so sánh con số đó với 13% được tái chế thì sẽ thấy rằng phần lớn rác thải nhựa trôi dạt ra đại dương hơn là được tái chế, điều này thật đáng lo ngại."
Việc thúc đẩy cấm nhựa sử dụng một lần ở Úc bắt đầu vào năm 2009 khi Nam Úc trở thành tiểu bang đầu tiên bãi bỏ các loại túi ni-long nhẹ để thay thế bằng những loại túi dày hơn có thể tái sử dụng.
Nhưng giờ đây họ cũng đang trên đà thay đổi khi Queensland theo chân Tây Úc trong việc loại bỏ túi nhựa để thay thế bằng túi giấy hoặc các lựa chọn thay thế bền hơn.
Bộ trưởng Môi trường Queensland Leanne Linard cho biết họ sẽ bảo đảm những lựa chọn thay thế này sẽ hữu ích cho người tiêu dùng.
"Phải làm sao để bảo đảm rằng chúng có thể được tái sử dụng ít nhất 125 lần, và 80% trong số rác đó là có thể tái chế. Và điều này phải tuân theo những lệnh cấm như đã cho thấy sự thành công trong việc quản lý rác thải nhựa. Tất cả là nhằm giảm thiểu nhựa sử dụng một lần trong môi trường của chúng ta."
Các túi cũng sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế cụ thể về khả năng tái sử dụng.
Muốn có nó thì người tiêu dùng cần phải trả tiền để có.
Ebony Johnson từ Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia nói rằng các nhà bán lẻ Úc đang đồng tình với đề xuất này.
"Những thay đổi này là những thay đổi đầu tiên trên thế giới và quốc gia dẫn đầu, đặc biệt là về túi mua sắm bằng nhựa, vì nó thực sự đặt ra tiêu chuẩn mới về nội dung tái chế và khả năng tái sử dụng. Thay vì chỉ cấm tất cả các túi mua sắm bằng nhựa, ở đây chúng tôi xem xét một vòng quay tiết kiệm. Người tiêu dùng thực sự tái sử dụng những chiếc túi đó thay vì chỉ đổi từ một loại túi này sang loại túi rác thải khác ngay cả khi nó có thể tái chế được."
Queensland và Tây Úc cũng sắp đưa vào việc cấm bao bì polystyrene dạng rời cũng như các hạt nhựa siêu nhỏ thường thấy trong các sản phẩm tẩy tế bào chết và chất tẩy rửa.
Queensland cũng sẽ cấm thả bóng bay hàng loạt và Nam Úc sẽ cấm các loại bát và đĩa nhựa.
Cả ba tiêu bang Tây Úc, Nam Úc và Queensland sẽ chấm dứt việc dùng que nhựa trên tăm bông.
Ngoài ra, trong tầm ngắm của họ còn có ly nhựa và nắp cà phê, túi đựng trái cây và rau củ bằng nhựa cũng như hộp đựng đồ ăn mang đi bằng nhựa. Nam Úc và Tây Úc sẽ là những nơi đầu tiên trong nước loại bỏ chúng vào năm tới.
Hiện tại, dao kéo, cây khuấy và ống hút bằng nhựa cũng như hộp nhựa trong và mỏng manh đều bị cấm ở mọi tiểu bang và vùng lãnh thổ ngoại trừ Tasmania và Lãnh thổ phía Bắc.
Lãnh thổ phía Bắc có kế hoạch ban hành lệnh cấm của riêng mình vào năm 2025, nhưng Tasmania vẫn chưa có động thái nào khác ngoài túi mua sắm sử dụng một lần.
Shane Cucow từ Hiệp hội Bảo tồn Biển Úc cho biết những bước này là tốt, nhưng phần lớn vấn đề vẫn đang bị bỏ qua.
"Chúng tôi thấy tổng lượng nhựa tăng lên nhưng tỷ lệ tái chế nhựa thì chúng tôi không thấy tăng. Một trong những lý do cho điều đó là chúng ta không có nhiều quy định về việc sử dụng bao bì nhựa. Chúng tôi biết rằng nhựa mềm, bao bì thực phẩm và đồ uống chiếm hơn 70% số đồ nhựa được tìm thấy trong hoạt động dọn dẹp đại dương của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng thực sự cần có một số quy tắc - không chỉ loại bỏ dần nhựa sử dụng một lần - mà còn thực sự yêu cầu các công ty sản xuất để cho ra các sản phẩm bao bì có thể sử dụng bền vững hơn."