(Ảnh: SBS)

 

Thủ tướng đã tận dụng sự trở lại của quốc hội liên bang để bắt đầu thuyết phục với người dân về thỏa thuận tàu ngầm AUKUS và hàng trăm tỷ đô-la tiêu tốn để biến thương vụ này thành hiện thực. Chính phủ kiên quyết Úc sẽ duy trì nền độc lập quân sự nhưng cựu lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ nói rằng ông hy vọng Úc sẽ sát cánh cùng Hoa Kỳ nếu có chiến tranh xảy ra với Đài Loan.

 

Trở về từ Hoa Kỳ, Thủ tướng Anthony Albanese đang cố gắng nâng cao giá trị của thỏa thuận AUKUS trị giá hàng tỷ đô la trước Quốc hội.

"Việc này tăng cường an ninh quốc gia của Úc và sự ổn định trong khu vực của chúng ta. Xây dựng một tương lai ở Úc với các khoản đầu tư về kỹ năng, việc làm và cơ sở hạ tầng kỷ lục, đồng thời mang lại khả năng phòng thủ vượt trội trong tương lai."

 

Trong khi đó, cựu Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ Richard V Spencer đã mô tả mối quan hệ Úc Mỹ giống như hai dải thép lồng vào nhau và ông hy vọng Úc sẽ sát cánh với Hoa Kỳ nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan nổ ra.

 

 

 

Cựu Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Richard V Spencer, nói "Hãy để hy vọng này không bao giờ diễn ra, tôi muốn bày tỏ thẳng thắn với bạn như vật. Chiến tranh sẽ không mang lại kết quả tốt, ở cả hai phía của phương trình. Tôi hy vọng Úc ở bên cạnh chúng tôi".

“Tôi không thể nhìn trước tương lai và nói điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi hy vọng Úc sẽ ở bên cạnh chúng tôi nếu đó là con đường chúng tôi chọn.”

 

Trong khi đó, một cuộc chiến đang nổ ra bên trong Nghị viện với việc Liên đảng và Đảng Xanh tiếp tục trì hoãn việc ủng hộ chính sách khí hậu là dấu ấn của chính phủ.

 

Những thay đổi đối với cơ chế bảo vệ sẽ yêu cầu những công ty gây ô nhiễm chính của Úc phải hạn chế lượng khí thải nhà kính của họ để giảm 205 triệu tấn khí thải vào năm 2030.

 

Chính phủ  đảng Lao động cần sự ủng hộ của Đảng Xanh và ít nhất hai phiếu bầu khác tại Thượng viện để thông qua dự luật.

 

Lãnh đạo đảng Xanh, Adam Bandt, nói rằng đảng này có thể bỏ phiếu trắng về những thay đổi đối với cơ chế bảo vệ nếu lệnh cấm đối với các dự án than và khí đốt mới bị chính phủ bác bỏ.

"Chúng tôi vẫn chưa nghe được lời giải thích thuyết phục từ chính phủ về lý do tại sao họ muốn tiếp tục mở các mỏ than và khí đốt.”

“Chúng tôi vẫn đang thảo luận với chính phủ và sẽ xem xét mọi giải pháp để giải quyết vấn đề này, vẫn còn đó câu hỏi về các mỏ than và khí đốt mới."

 

Những người chỉ trích dự luật cho rằng những công ty gây ô nhiễm vượt quá giới hạn phát thải có thể tiếp tục gây ô nhiễm bằng cách bù đắp lượng khí thải của họ.

 

Người Úc muốn một chính phủ sẵn sàng lãnh đạo chứ không phải một chính phủ chỉ muốn lập pháp cho một nhiệm kỳ cụ thể.

 

Các nghị sĩ độc lập quốc hội bao gồm Kylea Tink, Allegra Spender và Zali Steggall từng đưa ra các sửa đổi đối với dự luật của chính phủ sẽ tiếp tục được tranh luận trong tuần này.

"Tôi nghĩ quan trọng là chúng ta phải thực sự rõ ràng. Chưa bao giờ chính phủ Úc được người dân ủy quyền rõ ràng như vậy để hành động nhanh hơn đối với khí hậu.”

 

Luật về cơ chế bảo vệ có thể giảm tổng lượng khí thải ở quốc gia này, nhưng không phải ở dạng hiện tại, nó không bảo đảm cho tương lai.

 

Cuộc trưng cầu dân ý về quá trình này sẽ diễn ra như thế nào đang bắt đầu hình thành với luật pháp cho những quy trình đó được bàn thảo trước Thượng viện.

 

Nhưng Liên minh và Đảng Xanh đang tìm kiếm những thay đổi - chẳng hạn như Đảng Xanh muốn các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận bỏ phiếu.