Source: AAP

 

 

 

 

 

 

Nếu như các di dân trước đây được nhận phúc lợi xã hội như trợ cấp nuôi con, trợ cấp carer, ngay khi được cấp thường trú, thì kể từ năm sau, họ sẽ phải chờ đến 4 năm. Sự thiệt thòi của di dân đã giúp chính phủ liên bang tiết kiệm được 671 đô-la triệu trong 5 năm.

 

 

 

Chính phủ đã có một quyết định cắt giảm chi phí đáng kể được thông báo trong Ngân sách 2021 tối thứ Ba 11/5, đó là những di dân mới sẽ phải chờ 4 năm để có thể nhận được những khoản phúc lợi xã hội của chính phủ.

 

 

 

-Theo Ngân sách 2021, người được cấp thường trú từ ngày 1/1/2021 sẽ phải đợi 4 năm mới được nhận tài trợ phúc lợi xã hội.

-Chưa rõ những tài trợ nào sẽ nằm trong kế hoạch cắt giảm này.

-Biện pháp này giúp tiết kiệm cho ngân sách chính phủ 671 triệu đô-la trong 5 năm.

 

 

 

Trước đây, di dân mới tới phải chờ bao lâu và nhận được tài trợ nào sẽ tùy thuộc vào loại visa và hoàn cảnh của di dân đó. Chẳng hạn, thường trú nhân sẽ được nhận trợ cấp Family Tax Benefit B ngay lập tức nếu đủ điều kiện. Nhiều loại tài trợ trước đây có thời gian chờ chỉ 2 năm như trợ cấp người chăm sóc (carer), trợ cấp nghỉ sanh (parental leave) và trợ cấp Family Tax Benefit A.

 

 

Nhưng kể từ năm sau, chính sách “Thời gian Chờ đợi 4 năm đối với Di dân mới” sẽ áp dụng cho bất cứ ai được cấp thường trú từ ngày 1/1/2022, theo đó tất cả các loại visa đều phải chờ đợi 4 năm mới có thể được nhận các tài trợ như JobSeeker, Austudy hoặc tài trợ người trẻ thất nghiệp.

 

 

 

Biện pháp này sẽ giúp chính phủ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền là 671 triệu đô-la trong vòng 5 năm. Cụ thể, chính phủ sẽ tiết kiệm được $45 triệu trong tài khóa 2022-23, sau đó tăng khoản tiền tiết kiệm này lên 196 triệu đô-la trong tài khóa kế tiếp và $436 triệu trong tài khóa 2024 – 25.

 

 

Hiện vẫn chưa rõ thay đổi này có ảnh hưởng đến visa nhân đạo không.

 

 

chuyên gia kinh tế, Gabriea D’Souza, trả lời SBS News “Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác chi tiết ai sẽ được áp dụng và loại tài trợ nào sẽ áp dụng cho họ nhưng điều đó chắc chắn sẽ không tạo tiền lệ tốt cho chính sách cộng đồng,”

 

“Đối với tôi thì đây là một hành động lấy tiền trắng trợn từ những người không thể làm việc.”

 

 

 

Trong một phúc trình xuất bản hồi đầu năm nay, CEDA đã khuyến nghị Thời gian chờ đợi đối với Di dân mới nên giảm xuống từ 4 năm còn 6 tháng để cho những di dân tay nghề có cơ hội tìm việc.

 

 

 

“Nếu đối xử với di dân khác biệt với cách đối xử với người Úc thì hậu quả càng tệ hơn. Tôi không cho rằng chúng ta nên phân biệt rạch ròi giữa di dân và công dân như vậy,” bà D’Souza nói trong buổi thông báo Ngân sách 2021.

 

 

 

Giám đốc của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc châu, Cassandra Goldie cũng nói bà ‘quan ngại sâu sắc’ về sự cắt giảm này.

 

 

 

Trong ngân sách 2021, chính phủ cũng đã thông báo về kế hoạch tập trung vào các hồ sơ xin visa trong nước, và không có thay đổi nào đối với số lượng dành cho visa gia đình, tay nghề hoặc nhân đạo.

 

 

Tổng trưởng Ngân khố, Frydenberg, cũng cho biết chính phủ dự đoán chương trình di dân tạm trú và thường trú sẽ dần khởi động lại từ giữa năm 2022.