Hiện tại, nhựa dẻo hoặc nhựa mềm như bao bì thực phẩm không thể được tái chế nếu chúng bị ô nhiễm bởi thực phẩm.

 

 

Credit: AAP

 

 

 

Hãng tin Yahoo News ngày 25/8 dẫn lời Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết, hơn một triệu tấn chất thải nhựa có thể được giảm bớt khỏi các bãi rác và trở thành nhiên liệu nếu Úc áp dụng công nghệ tái chế tiên tiến.

 

 

Mỗi người Úc trung bình thải ra 101kg chất thải nhựa mỗi năm, và mỗi năm có khoảng 130,000 tấn chất thải nhựa bị thải ra môi trường.

 

 

Khoảng 2.5 triệu tấn chất thải nhựa bị thải ra ở Úc từ năm 2018 đến năm 2019, nhưng chỉ có 393,800 tấn được tái chế mỗi năm (11.5 phần trăm). Quốc gia này đã đặt ra mục tiêu là 70 phần trăm chất thải nhựa sẽ được tái chế hoặc làm phân trộn vào năm 2025.

 

 

Hiện tại, nhựa dẻo hoặc nhựa mềm như bao bì thực phẩm không thể được tái chế nếu chúng bị ô nhiễm bởi thực phẩm.

 

 

CSIRO cho hay, tái chế nâng cao - còn được gọi là tái chế nguyên liệu thô, phân tử hoặc hóa học - chuyển đổi chất thải nhựa không thể tái chế thành nguồn nhiên liệu hữu dụng.

 

 

CSIRO nhận định Úc cần có một “cuộc thảo luận quốc gia” về phạm vi công nghệ hiện có, với sự hỗ trợ và tham gia của chính phủ để khởi động một ngành công nghiệp tái chế tiên tiến.