Theo luật sư, lệnh cấm miệng đối với nhập cảng than và bông của Úc có thể vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Thỏa thuận Thương mại tự do giữa hai quốc gia.

 

 

Hành động "ra lệnh bằng miệng" có thể vi phạm quy tắc thương mại

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trích dẫn ý kiến của các luật sư thương mại, cho rằng việc giới chức Trung Quốc chỉ đạo các doanh nghiệp nước này hạn chế giao dịch với các nhà cung cấp của Úc được coi là tạo rào cản thương mại và trái với các quy tắc của WTO - ngăn cản các thành viên đối xử phân biệt với bất cứ nước nào.

 

 

Cụ thể, Trung Quốc đã trì hoãn việc nhập cảng các lô hàng nhiệt điện và than cốc của Úc, đồng thời không khuyến khích các nhà máy điện và than thép mua thêm than của Canberra, hoãn một số đơn đặt hàng kỳ hạn. Trung Quốc áp dụng các chỉ thị tương tự đối với việc mua bán mặt hàng bông trị giá 750 triệu USD của Úc.

 

 

Trước đó, SCMP cũng cho biết các nhà chức trách Trung Quốc chưa thông báo lệnh cấm qua văn bản mà thông báo bằng lời nói. Lệnh cấm khiến một số tàu của Úc bị mắc kẹt tại các cảng của Trung Quốc.

 

 

Các động thái gây khó khăn cho mặt hàng than và bông xuất hiện liên tiếp trong tuần trước cũng có thể vi phạm cam kết của Trung Quốc với WTO với quy định rằng Bắc Kinh chỉ có thể áp dụng biện pháp thương mại đối với quốc gia khác sau khi các lệnh hạn chế được công khai và nước đối tác biết về lệnh cấm này hoặc trong trường hợp cực kì khẩn cấp.

 

 

Hai quốc gia cũng đã kí kết với nhau Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Úc (ChAFTA), có hiệu lực vào tháng 12 năm 2015.

 

 

"Hiện tại, các biện pháp của Trung Quốc đối với Úc vẫn chưa rõ ràng. Nếu chính phủ Trung Quốc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp nước mình không nhập cảng than từ Úc thì điều đó có nghĩa là áp đặt hạn ngạch 0 đối với than xuất cảng của Úc. Việc làm này có khả năng vi phạm quy tắc của WTO và Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Úc," chuyên gia về ChAFTA Jeanne Huang của Đại học Sydney cho biết.

 

 

 

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào từ Canberra cho thấy họ đang xem xét chuyện nộp đơn khiếu nại vì vẫn còn đang trong quá trình điều tra.

 

 

Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham

 

 

 

 

Vào tháng 5, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham đã xác nhận rằng Úc đang chuẩn bị đưa Trung Quốc ra WTO vì vấn đề thuế quan đối với mặt hàng lúa mạch của nước này.

 

 

Trung Quốc có "hạn ngạch thuế quan" lên tới 894.000 tấn bông mỗi năm. Nếu một quốc gia, chẳng hạn như Úc đang kinh doanh trong hạn ngạch đó, quốc gia đó sẽ trả thuế suất 1% và sau đó là 40% khi đã vượt quá hạn ngạch.

 

 

"Trong những năm bùng nổ của ngành dệt may, Trung Quốc tự nguyện tăng hạn ngạch thuế quan nhiều lần, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc," Phó giáo sư Luật Henry Gao thuộc Đại học Quản lý Singapore cho biết.

 

 

"Vấn đề thực sự không nằm ở hạn ngạch mà ở cách quản lý hạn ngạch. Việc này được chính phủ Trung Quốc quản lý và nhiều nhà nhập khẩu đủ điều kiện nhận hạn ngạch cũng là doanh nghiệp nhà nước."

 

 

Trung Quốc đã từng áp dụng các chỉ thị tương tự

Tuần trước, căng thẳng giữa hai quốc gia đã leo thang sau khi các nhà xuất khẩu và các nhà phân tích Úc bày tỏ lo ngại về việc Bắc Kinh yêu cầu các nhà nhập khẩu không mua than và bông của Úc. Điều này diễn ra sau các hành động thương mại của Trung Quốc đối với lúa mạch, thịt bò và rượu của Úc, sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

 

 

Mỹ, Nhật, Úc tập trận rầm rộ tại biển Đông

Có những nghi ngờ rằng đằng sau động thái đối với than và bông cũng là động cơ chính trị bởi nó khiến lúa mạch Úc không có khả năng cạnh tranh so với các loại cây trồng của nước khác, bao gồm lúa mạch Mỹ.

 

 

Tuy nhiên, theo SCMP, nếu các biện pháp này mang động cơ chính trị thì nó đã "nhẹ nhàng hơn", gợi nhắc đến những hành động tương tự mà Bắc Kinh đã thực hiện những năm trước.

 

 

Trung Quốc cũng có những động thái chậm trễ tương tự với các chuyến hàng than Úc tại cảng Đại Liên vào đầu năm ngoái.

 

Ảnh: Reuters

 

 

 

Ông Weihuan Zhou, Luật sư thương mại tại Đại học New South Wales cho biết: "Trung Quốc đã trở nên tích cực hơn trong việc tận dụng sự linh hoạt trong các quy tắc thương mại, nhưng không sáng tạo hơn. Tất cả các hành động mà Trung Quốc thực hiện gần đây đều đã được sử dụng trước đó."

 

 

Luật sư Zhou bổ sung WTO cần là một người trọng tài tích cực để phản ứng lại với bất cứ các vi phạm nào.

 

 

Thương mại hai chiều giữa hai nước đạt khoảng 172 tỉ USD từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, theo Cục Thống kê Úc. Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho hàng hóa xuất cảng của Úc.

(Theo soha.vn)