BBT - Cơ quan tình báo cấp cao của Úc đã cảnh báo chính phủ liên bang rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (Chinese Communist Party) bí mật kiểm soát phần lớn phương tiện truyền thông  Hoa ngữ ở Úc như một phần của hoạt động can thiệp và gây ảnh hưởng ở nước ngoài.

 

 

 

Văn phòng Tình báo Quốc gia (Office of National Intelligence - OIN) đã bí mật thông báo cho chính phủ rằng rất nhiều tờ báo Hoa ngữ phổ biến nhất ở Úc đã được Bắc Kinh hợp tác để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Trung Quốc.

 

 

 

Các báo cáo tóm lược cũng nhấn mạnh rằng các trang mạng tin tức WeChat cực kỳ phổ biến ở Úc đang chịu sự kiểm soát và kiểm duyệt hoàn toàn của Bắc Kinh, với nhiều trương mục do Đảng Cộng sản trực tiếp quản lý.

 

 

Tiết lộ được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Úc Đại Lợi xuống mức thấp nhất sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên),  chia sẻ hình ảnh bịa đặt về một binh sĩ Úc cầm dao cứa vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. Bài đăng sau nhiều tháng các lệnh chế tài thương mại leo thang.

 

 

 

Các nguồn tin chính thức về vụ việc không được nêu tên, vì họ không được phép phát biểu đã,  xác nhận rằng Trung tâm Nguồn mở (Open Source Center)  của Văn phòng Tình báo Quốc gia, là nơi "thu thập, diễn giải và phổ biến" tài liệu không được coi là tài liệu mật" về vấn đề chính trị, chiến lược hoặc kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với nước Úc,  trong 20 tháng qua đã phân tích nội dung của 14 trang tin tức trực tuyến viết bằng tiếng Trung và 10 trang WeChat phổ biến. Văn phòng này cũng đã kiểm tra cơ cấu chủ sở hữu và các nối liên kết của Đảng Cộng sản.

 

 

 

Phân tích cho thấy rằng nền tảng truyền thông tin tức trực tuyến, Mạng lưới Đông Nam Úc (Southeast Net Australia), được Đảng Cộng sản kiểm soát hoàn toàn và công khai, nhưng sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các kênh truyền thông trong nước khác, mặc dù tinh vi hơn, vẫn thấy được rõ rành rành.

 

 

Các nguồn tin cho biết hai cơ sở ngôn luận có thể là bình phong cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất (United Front Work Department) của Bắc Kinh, tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất ở nước ngoài của chính phủ Trung Quốc. Đó là Truyền thông Thái Bình Dương (Pacific Media) của Melbourne – là cơ sở đăng tải tin tức trên trương mục WeChat au123 - và Tập đoàn Nam Hải (Nanhai Group) của Sydney, là cơ sở đăng tải tin trên trang WeChat phổ biến thứ ba của Úc, trương mục WeSydney, có khoảng 400,000 người đăng ký (subcriber),  và được đăng ký làmột công ty thuộc sở hữu của United Front's China News Service (Dịch vụ Phát Hành Tin Tức Trung Quốc của Mặt Trận Thống Nhất).

 

 

 

 

 

 

Malcolm Turnbull và người bị cáo buộc là tác nhân gây ảnh hưởng của Trung Quốc, Huang Xiangmo (Hoàng Hướng Mặc),  tại lễ hội đèn lồng ở Sydney vào năm 2016. CREDIT:DOMINIC LORRIMER

 

 

 

 

 

Nanhai cũng xuất bản ấn bản tiếng Trung của tạp chí phát hành trên máy bay (inflight) của hãng Qantas và tổ chức sự kiện cộng đồng hàng năm ở thành phố Sydney, Lễ Hội Đèn Lồng Năm Mới (New Year Lantern Festival), với sự tham dự của các chính trị gia cấp cao của Úc, bao gồm cả các cựu thủ tướng Malcolm Turnbull và Tony Abbott.

 

 

Các đánh giá của Văn phòng Tình báo Quốc gia kết luận rằng các cổng tin tức tiếng Trung phổ biến nhất ở Úc là ủng hộ Bắc Kinh, và có các liên kết khác nhau với nhà nước Trung Quốc thông qua China News Service (Dịch vụ Phát Hành Tin Tức Trung Quốc) do Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung Quốc (United Front Work Department)  kiểm soát.

 

 

Tài khoản tin tức WeChat phổ biến nhất ở Úc là Sydney Today, có liên quan với một trang mạng tin tức do một số nhân vật truyền thông quản lý có kết nối với các nhóm Mặt trận Thống nhất (United Front). Tài khoản WeChat phổ biến thứ hai của Úc, ABC Media (không có liên quan với đài truyền hình quốc gia) là một  phần của nhóm truyền thông có trụ sở tại Sydney do một doanh nhân, đồng thời là cố vấn cho Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Hồ Nam (Hunan People's Political Consultative Committee), là tổ chức chính trị do  Mặt trận thống nhất kiểm soát.

 

 

Các nguồn tin của Canberra biết về nội dung báo cáo tóm lược của Văn phòng Tình báo Quốc gia cho biết họ đã xác định rằng hơn 2/3 số trang mạng  trực tuyến được phân tích có nhân viên cấp cao có mối liên hệ với các tổ chức được coi là có hành vi can thiệp hoặc gây ảnh hưởng nhân danh Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số biên tập viên và chủ sở hữu cơ sở truyền thông có mặt trong hội đồng của các tổ chức Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

 

 

Các nguồn tin cho biết, ngay cả các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc có vẻ độc lập ở Úc cũng đang bị ảnh hưởng bởi các nhân viên hợp tác và các thỏa thuận chia sẻ nội dung.

 

 

Những lo ngại rằng Bắc Kinh đang tìm cách kiểm soát các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc được đọc bởi phần đông trong số 1,2 triệu cư dân Trung Quốc thế hệ kế thừa ở Australia - bao gồm cả những người sử dụng các báo này làm nguồn tin chính vào thời điểm bầu cử - đã được biết đến rộng rãi kể từ năm 2017.

 

 

Việc các cơ quan an ninh của Úc lo ngại về vấn đề này đã được nhấn mạnh bởi một cuộc đột kích gần đây của ASIO (Cơ Quan An Ninh Tình Báo Úc Đại Lợi) nhằm vào các nhân viên cấp cao của các dịch vụ tin tức ấn phẩm Hoa ngữ, bao gồm nhà của một biên tập viên cấp cao của China News Service có trụ sở tại Sydney.

 

 

Tiết lộ mà Văn phòng Tình báo Quốc gia đã tiến hành phân tích chuyên sâu gần đây của chính họ về lĩnh vực truyền thông Hoa ngữ và kết luận rằng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đối với tầm quan trọng của vấn đề  là đáng kể và có hại.

 

 

Nhà phân tích Trung Quốc John Fitzgerald mô tả phân tích của ONI là "báo cáo mở rộng đầu tiên về ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với truyền thông Hoa ngữ" và cho biết cần thúc đẩy cuộc thảo luận khẩn cấp về việc tài trợ và hỗ trợ tốt hơn cho các dịch vụ tin tức tiếng Trung độc lập, bao gồm cả các dịch vụ tại đài ABC và SBS .

 

 

"Các chính phủ nước ngoài thường không tài trợ trực tiếp và can thiệp vào các phương tiện truyền thông cộng đồng ở Úc. Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt. Người Úc gốc Hoa hoàn toàn có khả năng phân biệt tin thật với tin giả. Vấn đề là chính phủ Trung Quốc không kể những câu chuyện sai sự thật . Họ chỉ không nói đến những câu chuyện thật.

 

"Điều quan trọng là chính phủ liên bang đang xem xét sự việc một cách nghiêm túc. Cần phải làm gì đó, và một báo cáo nghiên cứu là nền tảng tốt để làm điều gì đó về vấn đề này."

 

 

Báo  The Age và báo The Sydney Morning Herald đã phát hiện riêng biệt các mối liên hệ chặt chẽ giữa Pacific Media và Nanhai ( Nam Hải ), và China News Service  (Dịch vụ Tin tức Trung Quốc) của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Hồ sơ công ty tiết lộ rằng doanh nhân Li Bing (Lý Băng), ở thành phố Sydney,  sở hữu Tập đoàn Nam Hải (Nanhai Group) nhưng ngoài ra là đối tác liên doanh trong một công ty do các quan chức Đảng Cộng sản và Mặt trận Thống nhất (United Front) kiểm soát, công ty Ya Zhou Wen Hua Enterprises.

 

 

Theo báo cáo thường niên gần đây nhất, một công ty con của China News là cổ đông lớn của công ty đó, cùng với Guo Jinling, người trước đây là quan chức tuyên truyền chủ chốt của Đảng Cộng sản.

 

 

Li Bing trước đây là quản lý cấp cao của tờ báo Qiaobao ở Hoa Kỳ, tờ báo này cũng thuộc quyền kiểm soát của China News Service. Anh ấy đã được liên hệ để bình luận.

 

 

Chủ sở hữu của Pacific Media, Sam Feng, là đối tác liên doanh với China News Service trong một công ty ở Melbourne, Tập đoàn Australian Chinese Culture Group Pty Ltd (Tập Đoàn Văn hóa Trung Quốc Úc Đại Lợi Pty Ltd). Không thể liên lạc với ông Feng để đưa ra bình luận,  nhưng vào năm 2017 nói rằng Đảng Cộng sản không có ảnh hưởng trong các nền tảng truyền thông của ông.

 

 

Trong một bài viết do China News Service thực hiện vào năm 2015, quản lý biên tập viên, Chen Chen, của tập đoàn truyền thông Nanhai Media Group đã mô tả phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại là "phương tiện truyền thông kết nối Hoa kiều với cội nguồn và quê hương".

 

 

Trong một bản dịch do báo The Age and báo Herald ủy quyền, ông Chen cho biết nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại là trở thành “cơ quan trao đổi văn hóa" mà nơi này sẽ xác định "vai trò đặc biệt" cho các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại "để kế thừa và phát huy Văn hóa Trung Quốc".

 

 

 

Li Bing và Sam Feng cũng là những người thường xuyên tham gia Diễn đàn Truyền thông Hoa ngữ Thế giới (World Chinese-Language Media Forum), là hội nghị được tổ chức hai năm một lần bởi China News Service. Trong diễn đàn, ông Feng đã được phỏng vấn bởi Tao Shelan, một trong bốn người bị trục xuất khỏi Úc vào tháng Chín. Ông Feng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các nền tảng kỹ thuật số của truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại để thu hút cộng đồng Hoa kiều.

BBT.

Theo smh.com.au