Mực nang khổng Úc, sống ở vùng biển Stoney Point, gần Whyalla, Nam Úc. (Ảnh: Carl Charter)

 

 

 

NAM ÚC - Theo dữ liệu do chính quyền tiểu bang công bố, số lượng mực nang ở Spencer Gulf, ở tiểu bang Nam Úc, đã giảm khoảng 150,000 con kể từ khi lệnh cấm đánh bắt thương mại ở khu vực này kết thúc vào năm ngoái.

 

Hàng trăm nghìn con mực nang khổng lồ của Úc quần tụ ngoài khơi bờ biển Whyalla mỗi năm, trong kỳ sinh sản của chúng, là sự kiện ngoạn mục thu hút khách du lịch đến khu vực này.

 

 

Tổng số loài mực nang khổng lồ này đã xuống đến mức thấp 13,500 con vào năm 2013, nhưng đã tăng trở lại mức cao kỷ lục gần 250,000 con vào năm ngoái sau lệnh cấm đánh bắt thương mại loài này.

 

 

Nhưng lệnh cấm, được đưa ra vào năm 2013, đã hết hạn ở hầu hết các vùng vịnh vào tháng Năm năm ngoái, làm dấy lên mối lo ngại đối với loài này.

 

 

Một cuộc khảo sát trong năm 2021 về quần thể mực nang của Học Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiểu Bang Nam Úc (South Australian Research and Development Institute - SARDI) đưa ra số lượng mực nang trong năm nay là 107,000 con.

 

 

Tony Bramley, thợ lặn chuyên nghiệp, có văn phòng tại Whyalla, không ngạc nhiên khi nhiều năm tăng trưởng ổn định đã kết thúc và đổ lỗi cho sự quản lý yếu kém của chính quyền tiểu bang.

 

Ông nói: “Chúng ta không biết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng quần thể mực nang khổng lồ , nhưng đánh bắt thương mại là một trong số các yếu tố.”

 

“Số lượng mực nang khổng lồ hiện nay là đáng lo lắng nhưng không phải là điều không dự đoán được.”

 

 

Tony Bramley, chủ cửa hàng buôn bán đồ lặn ở Whyalla, nói rằng sự thất bại trong việc kiểm soát số lượng mực nang là lỗi của chính quyền tiểu bang. (ABC North and West SA: Declan Gooch)

 

 

 

 

Chính quyền tiểu bang Nam Úc cho biết họ đã đóng góp hơn 860,000 đô-la vào việc quản lý mực nang trong 8 năm qua.

 

 

Mặc dù số lượng mực nang giảm so với năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cơ Bản và Phát triển Khu vực, David Basham, cho biết trong một tuyên bố rằng ông hài lòng về hiện trạng.

 

Ông nói: “Dữ liệu quần thể mực nang trong vài năm qua giúp các công ty khai thác du lịch địa phương tin tưởng rằng loài này đã phục hồi trở lại, và cộng đồng Whyalla có thể hướng tới một tương lai tươi sáng”.

 

 

Thợ lặn Bramley cho biết việc mực nang quần tụ lại có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp nhỏ của ông và người dân Whyalla.

 

 

Ông nói: “Những con mực nang rất quan trọng đối với thị trấn này, đây là một điểm thu hút khách du lịch đẳng cấp thế giới mà Whyalla thực sự cần.”

 

"Chúng tôi thực sự cần ngành du lịch.”

 

 

 

Mực nang khổng lồ lớn rất nhanh và có vòng đời ngắn ngủi. (Cung cấp: SARDI)

 

 

 

Trong một tuyên bố, giám đốc nghiên cứu Khoa học Thủy sinh (Aquatic Sciences) của SARDI, Mike Steer, cho biết sự giao động lớn lao về số lượng mực nang được cho ​​là do vòng đời 18 tháng của chúng.

 

 

Nhưng ông Bramley nói rằng có nhiều yếu tố khác đang diễn ra và chính phủ đang cố gắng giải quyết theo cả hai cách.

 

Ông nói "Chúng tôi đã có một mùa tốt, sau đó chúng tôi thấy số lượng đánh bắt tăng lên,”

 

"Họ đang cố gắng vừa muốn ăn miếng bánh và đồng thời cũng muốn giữ lại miếng bánh đó."

(LHUY – Theo abc.net.au)