Hình ảnh một đợt phong tỏa ở thành phố Melbourne hồi năm 2020 vì COVID. Nguồn: Getty / Anadolu/Anadolu Agency

 

AUSTRALIA - Viện Y tế và Phúc lợi Úc AIHW vừa công bố một phúc trình toàn diện, tiết lộ tổng số tiền Úc đã chi cho hệ thống y tế, để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, từ năm 2019-20 đến 2021-22. Điều này xảy ra khi Úc phải đối mặt với COVID vào mùa Giáng sinh, do biến thể phụ Omicron BA.2.75 còn được gọi là Centaurus.

 

Một phúc trình mới từ Viện Y tế và Phúc lợi Úc cho thấy, Úc đã chi gần 48 tỷ đô-la cho phản ứng của hệ thống y tế đối với COVID-19, từ năm 2019 đến năm 2022.

 

Geoff Callagan là người đứng đầu đơn vị kinh tế về y tế tại Viện nói trên.

 

Ông cho biết, tổng chi tiêu y tế ước tính cho ứng phó với COVID-19 ở Úc chiếm 7,2% tổng chi tiêu y tế, tương đương 47,9 tỷ đô-la.

Ông Geoff Callagan nói "Những gì báo cáo này cho chúng ta biết là, Úc đã chi 48 tỷ đô-la cho việc ứng phó với COVID, phản ứng y tế đối với COVID trong ba năm tài chính đầu tiên của đại dịch và tương đương với khoảng 7.2% tổng chi tiêu y tế trong giai đoạn này".

"Những gì chúng tôi đang cố gắng đạt được về căn bản, là cung cấp cho công chúng Úc một số thông tin về chi tiêu COVID, chi tiêu của chính phủ theo chi tiêu của các cá nhân, nhưng cũng so sánh chúng ta với các quốc gia khác".

"Vì vậy như chúng ta có thể so sánh cách chúng ta chi tiêu, nhưng cũng như cách mà chúng ta đạt được kết quả".

 

Được biết chi tiêu y tế của Úc từ năm 2020 đến năm 2022, cao hơn 2% so với mức dự tính.

 

Chính phủ Úc đã chi khoảng 35,1 tỷ đô-la, còn các tiểu bang và vùng lãnh thổ ước tính khoảng 11,9 tỷ đô-la, cho các phản ứng của hệ thống y tế đối với COVID-19.

 

Các chính phủ đã chi 27,9 tỷ đô-la cho chăm sóc ban đầu, bao gồm 6,1 tỷ đô-la cho việc triển khai vắc-xin và 10,5 tỷ đô-la cho các bệnh viện công.

 

Ông Callagan nói rằng mặc dù tổng chi tiêu là khá lớn, chi tiêu của Úc là một trong những mức thấp nhất trên thế giới.

Ông nói "Mặc dù 48 tỷ đô-la nghe có vẻ như là chi tiêu khá nhiều, nhưng khi bạn đặt điều đó trong bối cảnh các quốc gia khác đã trải qua đại dịch như thế nào, bạn có thể thấy rằng chi tiêu bổ sung của Úc trong thời kỳ đại dịch thực sự thấp thứ 7, so với 36 quốc gia OECD khác".

"Sau đó khi bạn nhìn vào tỷ lệ tử vong của Úc so với các quốc gia khác trong đại dịch, Úc thực sự thấp thứ 5 so với 30 quốc gia khác".

 

Tính ra chi tiêu cho cá nhân người Úc khoảng 878 triệu đô-la cho các dịch vụ và vật dụng liên quan đến đại dịch, chẳng hạn như xét nghiệm kháng nguyên nhanh, thiết bị bảo hộ cá nhân, chất khử trùng, thuốc men theo toa để điều trị COVID-19 và chi tiêu tự trả cho các dịch vụ bác sĩ gia đình liên quan đến COVID-19.

Ông Geoff Callagan nói "Bạn không muốn đặt quá nhiều gánh nặng lên vai các cá nhân, khi trải qua một cú sốc sức khỏe căng thẳng như đại dịch".

"Vì vậy chi phí tự trả cho MBS rất thấp, vì có rất nhiều hoạt động thanh toán số lượng lớn, ngoài chi tiêu tự trả cho PBS hoặc cho dược phẩm SAP cũng rất thấp, vì được bảo hiểm bởi Medicare".

"Vì vậy, những gì còn lại là các cá nhân đã chi tiêu cho những thứ như xét nghiệm nhanh RAT mà họ mua từ các hiệu thuốc, thiết bị bảo vệ cá nhân, như khẩu trang, tấm chắn mặt và cả khẩu trang, rồi cũng có nước rửa tay".

"Vì vậy, chúng tôi cũng thấy sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu cho nước rửa tay".

 

Trong khi đó ông Nigel McMillan, là giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại Đại học Griffith.

 

Ông giải thích lý do, tại sao chi tiêu là rất xứng đáng.

Ông nói "Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, phản ứng với đại dịch đôi khi rất đau đớn và một số người có thể nghĩ là các bước là không cần thiết".

"Bằng chứng thực sự nằm ở tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tử vong vượt mức của chúng ta thấp hơn nhiều, so với hầu hết các quốc gia ở mức 117, trong một số cuộc thăm dò, việc nầy phụ thuộc vào thống kê bạn nhìn vào".

"Vì vậy từ quan điểm đó, Úc đã làm rất tốt về phản ứng đại dịch của chúng ta".

 

Còn Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc, Tiến sĩ Danielle McMullen, cũng ca ngợi phản ứng của chính phủ đối với COVID-19 và nói rằng, trọng tâm bây giờ nên là học hỏi từ các bài học COVID-19 trong quá khứ.

Tiến sĩ Danielle McMullen nói "Úc đã cho thấy một phản ứng đáng chú ý đối với đại dịch COVID 19 trên trường quốc tế".

"Chúng ta đã có một phản ứng y tế công cộng nói chung là tốt và chi tiêu của chúng ta ở cấp độ toàn cầu ,là khá hiệu quả".

"Tất nhiên điều đó không giúp chúng ta miễn nhiễm với những thách thức và chúng ta biết, hiện tại có nhiều đánh giá khác nhau về phản ứng đó".

"Chúng ta luôn cần học hỏi từ cách thức đã làm mọi thứ và chuẩn bị tốt hơn cho lần sau".

"Chắc chắn là có một số tác động của các biện pháp y tế và sức khỏe đối với cộng đồng, những ảnh hưởng đối với ngành y tế của chúng ta".

"Làm thế nào để có thể chuẩn bị tốt hơn nếu điều này xảy ra lần nữa, là tất cả những việc mà bây giờ chúng ta cần tập trung mọi chú ý vào".

 

Được biết nước Úc đang phải đối mặt với làn sóng COVID-19 do biến thể phụ BA.2.75 của Omicron, còn được gọi là Centaurus.

 

Biến thể phụ này có khả năng lây truyền cao, nhưng ít gây bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó.

 

Mặc dù vậy, tỷ lệ tiêm chủng trên khắp nước Úc đang giảm.

 

Trên toàn quốc, có 97,7% những người từ 16 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19, trong khi có 96,2% đã tiêm liều thứ hai.

 

Ngoài ra có 69,7% đã tiêm liều thứ ba và chỉ có 26,9% đã tiêm liều thứ tư, theo trang mạng CovidLive.com.au, thu thập dữ liệu Covid-19.

 

Tiến sĩ McMullen có một lời cảnh báo cho tất cả mọi người.

"Vào lúc này tại nước Úc, có vẻ như chúng ta đang hướng đến một COVID Giáng sinh khác, nơi không may chứng kiến tỷ lệ COVID 19 gia tăng trên toàn quốc".

"Bây giờ may mắn thay, có vẻ như hầu hết những người mắc chủng COVID-19 mới này, chỉ gặp phải một căn bệnh nhẹ".

"Nhưng tất nhiên vẫn có thể có những hậu quả đáng kể và nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người đang già đi trong dân số của chúng ta và những người sống trong viện dưỡng lão, hoặc các cơ sở chăm sóc người già khác".

 

"Vì vậy thông điệp mạnh mẽ cho mọi người là, COVID vẫn còn tồn tại trong cộng đồng".

"Chúng ta không nên ra ngoài khi cảm thấy không khỏe và đặc biệt, là không đến bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc người già yếu, nếu bạn có các triệu chứng của Covid-19".

 

Trong tháng 1/2022, số ca nhiễm Covid-19 trung bình trong 7 ngày là 107.279 ca.

 

Hiện tại vào tháng 11/2023, trung bình 7 ngày là có 1.419 ca nhiễm mới trên toàn quốc.

 

Nhưng đó không phải là lý do để tự mãn và tin rằng Covid-19 đã kết thúc, Tiến sĩ McMullen cho biết.

"Cuộc chạy đua vẫn chưa kết thúc, COVID chắc chắn vẫn còn đó trong cộng đồng và chúng ta đang chứng kiến các biến thể mới, đặc biệt nguy hiểm đối với những người trong các cơ sở chăm sóc người già, hoặc những người khác có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn".

"Vì vậy tất cả chúng ta đều có thể làm một phần của mình, để giảm sự lây lan của COVID 19 và chắc chắn là tiêm chủng, luôn cập nhật các mũi tăng cường và ở nhà nếu bạn không khỏe, là tất cả những điều chúng ta có thể làm với tư cách là một cộng đồng, để giảm tác động của COVID-19".

"Tôi nghĩ rằng sự cảnh giác về tất cả mọi thứ COVID đã giảm đi một chút, mọi người rõ ràng là mệt mỏi với COVID và đó là một thách thức thực sự, khi cố gắng cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế".